HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 4 – THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – GIAI ĐOẠN THỬ VIỆC

Nhiều công ty Nhật áp dụng hệ thống “giai đoạn thử việc”, theo đó sau khi sinh viên tốt nghiệp sẽ được tuyển dụng và gia nhập công ty trong một khoản thời gian (thông thường là 3 tháng) để công ty có thể đánh giá liệu có nên thuê nhân viên này dựa trên đánh giá tính cách và năng lực của nhân viên trong quá trình này.

Dĩ nhiên, theo “hệ thống tuyển dụng dài hạn” của Nhật, sinh viên mới ra trường và những người khác được tuyển dụng định kỳ, sau đó được huấn luyện và tuyển dụng dài hạn, như được đề cập ở phần 3 của chuỗi bài viết này, tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp và những người khác được thực hiện thông qua một quy trình tuyển chọn cẩn trọng, vì thế việc đánh giá năng lực trong thời gian thử việc thường chỉ là hình thức, và việc tuyển dụng toàn thời gian gần như ít khi bị từ chối.

Read more

HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 3 – THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – RÚT LẠI ĐỀ NGHỊ TUYỂN DỤNG DỰ KIẾN

Theo “hệ thống tuyển dụng dài hạn” của Nhật Bản, tuyển dụng định kỳ rộng rãi được thực hiện khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Trong nhiều trường hợp, thời gian được thực hiện trong khi sinh viên tốt nghiệp tương lai vẫn đang học để tổ chức các buổi giải trình về công ty cũng như triển khai việc tuyển dụng và quy trình tuyển chọn, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ưu việt. Các lời mời làm việc dự kiến ​​sau đó được đưa ra vào thời điểm sớm hơn đáng kể so với ngày dự kiến ​​gia nhập công ty.

Trong án lệ, mặc dù bản chất pháp lý của một đề nghị tuyển dụng dự kiến được cho là khác biệt tùy theo tính huống, nếu không có kế hoạch công bố đặc biệt ý định ký kết hợp đồng lao dộng (bên cạnh thông báo đề nghị tuyển dụng dự kiến), đáp trả của nhân viên cho việc tuyển dụng của công ty được xem như đơn xin ký kết hợp đồng lao động, và thông báo kết quả của đề nghị tuyển dụng dự kiến từ công ty được xem như thể hiện sự chấp thuận. Theo đó, một hợp đồng lao động bảo lưu quyền chấm dứt bao gồm thời gian bắt đầu (*) được xem như đã thiết lập. 

Read more

HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 2 – THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỰ DO TUYỂN DỤNG

Trong án lệ, các công ty được công nhận có tự do trong việc ký kết hợp đồng như là một phần của hoạt động kinh doanh, và về mặt nguyên tắc, có thể quyết định tự do tuyển dụng ai và theo điều kiện nào có lợi cho việc kinh doanh của công ty, trừ khi có những hạn chế nhất định dựa trên luật hoặc các quy định pháp lý khác.

Read more

HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 1 – LỜI NÓI ĐẦU

Mục tiêu của chuỗi bài viết của KVBro về “Hướng dẫn Pháp luật về Tuyển dụng” giúp hỗ trợ các bạn Việt Nam cũng như các công ty hiểu được chính xác các quy tắc về tuyển dụng tại Nhật Bản để nâng cao khả năng tiên đoán và dễ dàng hơn khi đi làm và/hoặc mở rộng doanh nghiệp mà không gặp các vấn đề về tranh chấp lao động. Hướng dẫn này dựa trên việc phân tích và phân loại các án lệ liên quan đến quan hệ lao động, dựa trên Điều 37.2 của Luật về Đặc khu Chiến lược Quốc gia (Luật số 107 ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2013).

Các hướng dẫn này của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi sẽ được sử dụng bởi Các Trung tâm Tư vấn Lao động và Tuyển dụng được thành lập tại các Đặc khu Chiến lược Quốc gia để hỗ trợ tư vấn các vấn đề về quản lý tuyển dụng và hợp đồng lao động đáp ứng các yêu cầu từ các công ty và các tổ chức khác.

Read more

KHAI BÁO THUẾ e-Tax BẠN SẼ CÓ THỂ ĐƯỢC NHẬN LẠI TIỀN HOÀN THUẾ

Khai báo thuế (確定申告) là một trong những thủ tục thuế mà khá nhiều người nước ngoài sống làm việc tại Nhật Bản ngại làm vì không hiểu rõ hoặc thấy phiền phức. Tuy nhiên, bạn có biết rằng cho dù bạn là nhân viên đi làm chính thức thì khi bạn làm thủ tục khai báo thuế e-Tax, bạn vẫn có thể nhận lại một số tiền hoàn thuế kha khá đó. Nếu bạn không làm thì thực sự quả là rất lãng phí. Sau đây KVBro xin chia sẻ các trường hợp bạn nên khai báo thuế e-Tax để được nhận lại tiền hoàn thuế dù bạn đã làm thủ thục khai báo thuế cuối năm (年末調整) tại công ty.

Read more

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ) VỀ THỪA KẾ

Các mối quan hệ gia đình cũng như các quy trình thủ tục liên quan luôn là mối quan tâm của các gia đình Việt sống tại Nhật. Trong chuỗi bài viết TÌM HIỂU PHÁP LUẬT NHẬT BẢN, KVBro xin chia sẻ một số câu hỏi thường gặp mà Toà án Nhật Bản phổ biến về Thừa kế giúp chúng ta có hiểu biết những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này.

Read more