DỊ ỨNG PHẤN HOA VÀ CÁC CÁCH PHÒNG TRÁNH

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (13 votes, average: 4.92 out of 5)

Loading...

Tháng 1 với mùa “Kaze 風邪” vừa qua thì tháng 2 mùa “Kafunsho 花粉症” lại sắp tới. Có lẽ bạn nào ở Nhật Bản đều nghe thấy từ  “Kafunsho – dị ứng phấn hoa” . Đây là bệnh mà hầu như người Nhật nào cũng bị mắc phải. Người nước ngoài sống lâu tại Nhật cũng rất khổ sở với bệnh này khi tháng 2 tháng 3 là đợt mùa phấn hoa của cây Sugi, Hinoko… Hãy cùng KVBro tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.

Contents

BỆNH DỊ ỨNG PHẤN HOA

Nguyên nhân của bệnh dị ứng phấn hoa (phấn hoa của cây Sugi, cây Hinoki…) là do cơ thể của bạn không thích ứng được với hương hoặc phấn của một số loài hoa. Khi cơ thể tiếp xúc với phấn hoa qua mũi, miệng, hoặc mắt, trong cơ thể sẽ tạo ra kháng thể hệ histamin, gây nên các triệu chứng khó chịu như ngứa mắt, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi. Với trường hợp nặng, mắt có thể bị sưng, chảy máu mũi, đau cổ họng, tức ngực, khó thở.
Những triệu chứng khó chịu này sẽ nặng hơn khi bạn đi ra ngoài đường mà không đeo khẩu trang hay đeo kính. Đặc biệt, những hôm nào gió to thì bạn sẽ càng thấy khó chịu hơn vì phấn hoa sẽ bay nhiều hơn.

Thông thường, những người nước ngoài mới đến Nhật chưa bị mắc bệnh này ngay, nhưng sau một thời gian dài sống ở Nhật thì khả năng bị mắc bệnh này khá cao do hệ miễn dịch với phấn hoa yếu dần. Bởi vậy, nếu bạn sống tại Nhật thì việc phòng và trị bệnh này rất quan trọng, vì bệnh này rất khó chịu, khiến cho chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất làm việc giảm đi rất nhiều.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA DỊ ỨNG PHẤN HOA

Các triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa khá giống với bệnh cảm cúm nên có rất nhiều người nước ngoài nhầm là mình bị cảm cúm.
+ Hắt hơi: bạn hắt hơi liên tục không ngừng.
+ Chảy nước mũi: nước mũi chảy ra trong suốt, giống như khi bạn mới bị cảm cúm
+ Ngạt mũi: nhiều lúc bạn không thể thở bằng cả 2 bên mũi, phải thở bằng miệng.
+ Ngứa mắt: mắt rất ngứa và có lúc chảy nước mắt, có gèn mắt.

DỰ BÁO PHẤN HOA NĂM 2019

Theo cục khí tượng thuỷ văn Nhật Bản, năm nay lượng phấn hoa sẽ tăng gấp 2.8 lần so với năm ngoái.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH DỊ ỨNG PHẤN HOA

Sau đây là một số biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng và giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa.

(1) Đeo khẩu trang khi ra ngoài vì bên cạnh phấn hoa thì bụi bặm cũng là tác nhân gây dị ứng. Bạn có thể mua khẩu trang (マスク) tại bất kỳ cửa hàng thuốc drug store, siêu thị hay combini, hay mua online Rakuten . Hãy chọn loại vừa với khuôn mặt bạn để đeo được thoải mái nhất nhé.

(2) Đeo kính phòng ngừa phấn hoa khi bạn đi ra ngoài. Khẩu trang chỉ che được phần mũi và miệng, còn mắt bạn cần phải đeo kính chuyên dụng riêng. Với mình, mắt bị dị ứng khó chịu nhất, nhức và đỏ mắt. Sáng thức dậy gèn mắt dính chặt khiến không thể mở nổi mắt nếu không dùng nước ấm chườm. Vì vậy kính phòng ngừa phấn hoa không thể thiếu được với mình.

(3) Máy lọc không khí. Về cơ bản ở trong nhà lượng phấn hoa sẽ ít hơn ngoài trời nhưng không phải không có. Khi bạn mở cửa, bật máy thông gió thì phấn hoa sẽ tràn vào nhà bạn đủ làm bạn khó chịu. Vì vậy hãy sắm 1 chiếc máy lọc không khí tốt để đảm bảo khi ở trong nhà bạn được hít thở không khí trong lành không có phấn hoa.

>>>GIỚI THIỆU-HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY LỌC KHÔNG KHÍ NHẬT

(4) Uống trà Sugi. Đây là loại trà đặc biệt dùng để lấy độc trị độc. Mình đã uống và thấy cơ thể phản ứng tốt hơn với phấn hoa. Trước mùa phấn hoa tới, mình bắt đầu uống trà này trước mùa phấn hoa tầm 2 tháng (uống thay nước lọc). Trà này cũng khá dễ uống nên đây sẽ là cách đơn giản hiệu quả để bạn phòng ngừa phấn hóa.

Trong mùa phấn hoa, các bạn nhớ luôn mang theo giấy ăn (tissue) để phòng khi nước mũi chảy ra nhé.

CÁC THUỐC UỐNG CHỮA DỊ ỨNG PHẤN HOA BÁN TẠI HIỆU THUỐC

Tại các hiệu thuốc nhu Matsumoto Kiyoshi, Sun drug… đều có bán các loại thuốc chữa dị ứng phấn hoa. Các bạn tham khảo các loại thuốc sau nhé.

(1) Các loại thuốc uống
Sau đây là các loại thuốc uống để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh dị ứng phấn hoa.

 アレグラFX 28 viên アレルビ 56 viên アレジオン20 12 viên

(2) Các loại thuốc nhỏ mũi xịt mũi

ナザールαAR 0.1% 10ml ナシビンMスプレー 8ml パブロン点鼻クイック 15ml

(3) Các loại thuốc nhỏ mắt

ロートアルガードプレテクト 7mL アイフリーコーワAL 10mL ロートアルガード クリアマイルドZ 13mL

CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ ỨNG PHẤN HOA TẠI BỆNH VIỆN

Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa nặng, dù đeo khẩu trang hay đeo kính mà vẫn thấy đau đầu nhức mắt thì bạn nên đi khám để kiểm tra xem bạn bị dị ứng với loại phấn hoa nào, loại thuốc nào sẽ phù hợp với bạn.

Bạn tới các phòng khám, khoa khám bệnh tùy theo triệu chứng của bệnh như sau:
+ Chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi -> Khoa Tai Mũi (耳鼻科)
+ Có thêm triệu chứng đau họng ngoài triệu chứng bên trên -> Khoa Tai Mũi Họng (耳鼻咽喉科)
+ Ngứa, đau mắt, khó chịu về mắt -> Khoa Mắt (眼科)
+ Ngứa da, khô da -> Khoa Da liễu (皮膚科)
+ Có thêm các triệu chứng khác -> Khoa Dị ứng (アレルギー科)

Sau khi khám kiểm tra dị ứng phấn hoa cho bạn, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để uống, để nhỏ mắt. Bạn nên uống thuốc phòng bệnh trước lúc lượng phấn hoa tăng lên vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2. Hàng ngày bạn cần phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, như vậy hệ miễn dịch sẽ dần dần thích nghi với phấn hoa. Và như vậy đến một lúc nào đó thì cơ thể sẽ không còn phản ứng với bụi phấn nữa, bệnh nghẹt mũi, chảy nước mũi do dị ứng phấn hoa sẽ hết.

Ngoài điều trị bằng thuốc uống, bạn có thể điều trị bằng cách tiêm (花粉症 注射) khá hiệu quả. Cách này phải do bác sĩ thực hiện và mỗi năm tiêm một lần vào trước mùa phấn hoa. So với uống thuốc thì cách này sẽ giúp bạn đỡ phải uống thuốc hàng ngày. Việc tiêm thuốc bạn cần phải khám kỹ để chọn thuốc tiêm phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo phòng khám tại đây.

Một cách trị liệu nữa giúp bạn thoải mái hơn với bệnh dị ứng phấn hoa đó là đốt laze vào niêm mạc mũi (花粉症レーザー). Nghe có vẻ hơi ghê… nhưng thủ thuật này khá đơn giản, bác sĩ sẽ đốt niêm mạc mũi bạn bằng laze để niêm mạc mũi không bị kích ứng bởi phấn hoa nữa. Bạn không hề bị đau hay chảy máu mũi khi làm thủ thuật này. Chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút là xong. Tuy nhiên cách này chỉ tác dụng với mũi, nếu bạn bị dị ứng phấn hoa cả mắt thì bạn vẫn cần phải đeo kính chống phấn hoa. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (13 votes, average: 4.92 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.