NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NẾU BẠN BỊ TAI NẠN XE HƠI TẠI NHẬT – PHẦN 1

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Sau khi có bằng lái xe Nhật trong tay hay sử dụng bằng lái xe quốc tế, bạn phải đối mặt với việc lái xe trong những cung đường chật hẹp; và vì thế đôi khi vẫn có thể có va quẹt xảy ra. Do đó, hãy trang bị cho mình kiến thức nên làm gì nếu việc đó xảy ra nhé. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về quy trình và một số tips bạn nên làm để đối phó, xử lý khi có tai nạn.

Contents

NẾU BẠN KHÔNG NÓI ĐƯỢC TIẾNG NHẬT

Thông thường cảnh sát địa phương có thể có phiên dịch khi cần đến (on-call) nhưng dĩ nhiên họ sẽ không thể có mặt tại hiện trường ngay lập tức. Do đó, bạn có thể phải đợi lâu hơn (quy trình mất khoảng 2 tiếng đối với người có thể nói tiếng Nhật).

Các từ vựng cần biết:
物損事故  ぶっそんじこ    bussonjiko    thiệt hại tài sản
人身事故    じんしんじこ    jinshinjiko   tai nạn gây nên thương tích hoặc làm chết người
Cảnh sát sẽ hỏi bạn những gì:
  1. Bằng lái xe
    自動車免許書
    じどうしゃめんきょしょ
    jidousha menkyosho
  2. Giấy Đăng ký Người nước ngoài
    外国人登録証明書
    がいこくじんとうりょくしょうめいしょ
    gaikokujin touryoku shoumeisho
  3. Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn xe ô tô
    自動車検査証
    じどうしゃけんさしょう
    jidousha kensa shou
  4. Giấy chứng nhận đóng bảo hiểm bồi thường thiệt hại
    自動車損害賠償責任保険証明書
    じどうしゃ そんがい ばいしょう せきにん ほけん しょうめいしょ
    jidousha songai baisyou sekinin hoken shoumeisho

NẾU BẠN BỊ TAI NAN XE HƠI, BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ TRƯỚC?

(1) Quan tâm đến người bị thương

Dĩ nhiên ưu tiên đầu tiên là chăm sóc cho người bị thương, nếu có. Đây là trách nhiệm của người lái xe được quy định trong Luật Giao thông Đường bộ. Người lái phải kiểm tra mức độ thương tật, chuyển người bị thương đến nơi an toàn, thực hiện sơ cấp cứu và gọi xe cấp cứu nếu cần thiết. Gọi số 119 để yêu cầu xe cứu thương.

(2) Di chuyển xe hơi ra khỏi đường đi

Nếu xe hơi của bạn vẫn lái được, di chuyển ra khỏi làn đường và đặt một bảng dừng hình chữ nhật để cảnh báo cho những tài xế đi sau. Nếu xe bạn không di chuyển được, bạn cần gọi một công ty chuyên về việc này để họ dời xe. Nếu bạn gặp tai nạn khi đi xe thuê, bạn phải gọi cho công ty cho thuê xe hơi trước và họ thường có một công ty di dời xe riêng.

(3) Gọi cảnh sát

Tuy nhiên, trừ khi bạn có thể giải thích cho cách sát bằng tiếng Nhật bạn đang ở đâu, bạn nên để phía đối phương gọi cảnh sát và báo cáo về tai nạn. Trong thời gian đó, bạn nên gọi cho một người bạn nào đó có kinh nghiệm và tiếng Nhật giỏi để hỏi thăm kinh nghiệm và nhờ vả phiên dịch nếu cần thiết. Số điện thoại để gọi là 110. Bạn nên gọi cảnh sát càng sớm càng tốt bởi sẽ rất mất thời gian cho đến khi họ đến.

(4) Trao đổi thông tin

Trao đổi các thông tin như số biển số xe, tên, địa chỉ và số liên lạc với phía đối phương. Thêm thông tin về công ty bảo hiểm và số hợp đồng nếu có.

(5) Thu thập thông tin tai nạn

Thông thường cảnh sát sẽ đến trong vòng 30 phút. Đầu tiên, cảnh sát sẽ hỏi liệu có ai bị thương hay không, nếu không có, sẽ hỏi tiếp việc gì đã xảy ra như điều kiện đường đi hay đèn giao thông, nguyên nhân vụ tại nạn và các câu hỏi khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể và bắt đầu viết thông tin để lập báo cáo物損事故 (thiệt hại tài sản). Điều tra hiện trường rất quan trọng để xác định tỷ lệ lỗi của mỗi tài xế. Nếu có người làm chứng, hãy hỏi họ liệu họ có thể cung cấp bằng chứng và cho bạn cách thức liên lạc. Cảnh sát sẽ hỏi 4 loại giấy tờ đã đề cập bên trên và viết thông tin lại.
Nếu có người nói cảm thấy không khỏe, như chóng mặt (kể cả không thấy thương tích). Cảnh sát sẽ quyết định đưa người đó đến bệnh viện để kiểm tra. Việc này sẽ khiến vụ tai nạn thành人身事故 – tai nạn gây ra thương tích hoặc làm chết người; và sẽ thêm cảnh sát đến để xử lý vụ việc.
Sau khoảng 30 phút nữa, các cảnh sát được điều động thêm sẽ đến và cũng đúng theo quy trình như trên. Họ sẽ hỏi thông tin và giấy tờ cá nhân và ID. Sau đó lại yêu cầu tường thuật về sự việc diễn ra và nơi diễn ra tai nạn.
Sau đó cảnh sát sẽ cho phép đi về, sau khi họ kiểm tra qua các đèn hiệu của xe hơi vẫn hoạt động bình thường. Tùy theo vụ việc, nhưng thông thường mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Đương nhiên, cảnh sát sẽ phát hành một giấy chứng nhận tai nạn dựa trên điều tra hiện trường, và bạn cần giấy này để yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán. Nếu bạn không báo cho cảnh sát, sẽ không có giấy chứng nhận tai nạn thì công ty bảo hiểm không làm việc được.

(6) Thông báo cho công ty bảo hiểm hay công ty thuê xe

Nếu là xe hơi riêng của bạn, thông báo cho công ty bảo hiểm về chi tiết vụ tai nạn trong thời gian do bên bảo hiểm quy định. Nếu bạn gặp ai nạn khi lái xe thuê, hãy gọi công ty thuê xe ngay lập tức và thực hiện theo hướng dẫn của họ bởi xe hơi đã được bảo hiểm.
Việc đầu tiên, công ty bảo hiểm sẽ hỏi các thông tin bảo hiểm của bạn (bằng tiếng Nhật). Trên giấy chứng nhận đóng bảo hiểm bồi thường thiệt hại trên đây (自動車損害賠償責任保険証明書), sẽ có số cho bạn gọi. Bạn cần phải gọi là yêu cầu lập báo cáo cho vụ việc (Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, bạn nên kiểm tra trước khi vừa có bằng lái xe, liệu công ty bảo hiểm mà bạn mua có người nói được tiếng Anh không, nếu bạn nói được tiếng Anh; hoặc nhờ một người bạn nói được tiếng Nhật giúp đỡ).
Công ty bảo hiểm sẽ hỏi tên và số ID (thấy trên đầu của Giấy chứng nhận bảo hiểm) và hỏi việc gì đã xảy ra và ở đâu. Có trường hợp mình không miêu tả được rõ nơi diễn ra giao thông, công ty bảo hiểm cũng nói là ổn thôi vì họ có thể lấy thông tin từ phía công ty bảo hiểm của đối phương. Công ty bảo hiểm thường cũng yêu cầu nói chuyện với bên kia của vụ tại nạn để hỏi các thông tin bảo hiểm của họ.

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM SAU MỘT TAI NẠN XE HƠI

(1) Làm lơ người bị thương

Như đã nêu trên, hỗ trợ người bị thương là nghĩa vụ của tài xế được quy định trong luật. Làm ngơ nghĩa vụ này sẽ bị phạt. Vì vậy, dù ai chịu trách nhiệm cho nguyên nhân của vụ tai nạn, mỗi tài xế phải có nghĩa vụ chăm sóc cho người bị thương. Nếu bạn bị thương nhẹ hơn những người khác, bạn phải hỗ trợ bất kỳ ai bị thương nặng hơn.

(2) Không báo cáo vụ tai nạn

Giấy chứng nhận tai nạn sẽ không được phát hành trừ khi bạn báo cáo vụ tai nạn cho cảnh sát. Yêu cầu bảo hiểm của bạn sẽ không được chấp nhận nếu không nộp Giấy chứng nhận tai nạn. Thêm vào đó, nếu bạn rời hiện trường không quan tâm đến hậu quả mà không báo cáo về tai nạn, bạn sẽ bị phạt vì va chạm và bỏ trốn.

(3) Ẩu đả

Một tai nạn xe hơi không phải là một kinh nghiệm dễ chịu gì, do đó bạn có thể tức giận phát điên. Dù cho như thể, kể cả khi gặp phải “thằng dở hơi” đến mức nào, đừng la hét hay đổ lỗi cho người tài xế bên kia. Thách thức hay đánh họ (thậm chí khi là lỗi của họ) sẽ là một lỗi nghiêm trọng. Mất bình tĩnh không thay đổi được gì và cũng không giải quyết được gì cả.

(4) Đồng ý thỏa thuận tại hiện trường mà không cần tư vấn chuyên nghiệp

Vào thời điểm gây ra tai nạn trên đường, bạn sẽ rất căng thẳng và rất khó để đưa ra phán đoán tốt trong hoàn cảnh đó. Vì vậy, bạn nên tránh đưa ra nhận định nhanh chóng dựa vào tác động của vụ tai nạn trên hiện trường, bởi thường sẽ có những tác động tâm lý hay tác động thể chất không thể lường trước được có thể xảy ra sau đó hoặc xe sẽ có những chỗ bị hư sau vụ va chạm. Hãy để bên bảo hiểm làm việc với tài xế kia sau vụ tai nạn và không đồng ý thỏa thuận cá nhân tại hiện trường thậm chí người lái xe kia yêu cầu như vậy.

(5) Đánh giá thấp thương tật của bản thân

Những vết thương nhỏ do tai nạn xe hơi gây ra thường dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến cơ thể sau một thời gian. Hãy đi kiểm tra với bác sĩ nếu bạn bị thương trong một vụ tai nạn.

(6) Nhận lỗi về phần mình

Trừ khi lỗi của bạn quá rõ ràng, dù là lỗi gì, bạn không nên nhận lỗi trước. Thông thường tài xế nên đợi cho đến khi có sự can thiệp của cảnh sát để hiểu rõ việc gì đã xảy ra.

(7) Quên chụp ảnh

Nếu bạn mang theo điện thoại hay máy ảnh, hãy chụp hiện trường vụ án. Hãy đảm bảo bạn có bằng chứng trong trường hợp tài xế bên kia đổ lỗi cho bạn hay lẩn tránh trách nhiệm. Ngay sau khi đảm bảo sự an toàn của tất cả mọi người, hãy chụp ảnh, quay phim, nếu có thể, xác minh tại sao tai nạn xảy ra.

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BẢO HIỂM XE HƠI

Có hai loại bảo hiểm xe hơi được sử dụng tại Nhật. Một là bảo hiểm trách nhiệm xe hơi bắt buộc và bảo hiểm xe hơi tự nguyện. Có sự khác nhau giữa chính sách của hai loại bảo hiểm này.

(1) Bảo hiểm trách nhiệm xe hơi bắt buộc

Người chủ xe hơi có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm xe hơi bắt buộc bao gồm những thương tật gây ra bởi tai nạn xe cộ. Phạm vi bảo hiểm hạn chế với thiệt hại thể chất cho bên thứ ba và nhuwgnx thiệt hại khác bao gồm bất kỳ thiệt hại tài sản nào và bất kỳ thiệt hại của người mua bảo hiểm không được tính.

(2) Bảo hiểm xe hơi tự nguyện

Người chủ xe hơi chọn mua bảo hiểm xe hơi tự nguyện để chi trả cả cho thiệt hại của bên thứ 3, thiệt hại thể chất của chính họ hay bất kỳ thiệt hại nào khác. Phạm vi bảo hiểm thay đổi tùy theo loại hợp đồng mà họ mua.

Lưu ý: Thông thường, tỷ lệ bao gồm phạm vi bảo hiểm cho thiệt hại tài sản và thiệt hại thể chất của bên thứ ba, xe hơi và thiệt hại thể chất của bên thuê. Chính sách bảo hiểm của công ty thuê xe sẽ bảo gồm cả người lái trong trường hợp tai nạn xảy ra, tuy nhiên, một phí đền bù quá cao so với số tiền đền bù tối đa sẽ bị tính cho bất kỳ thiệt hại hoặc mất mát xảy ra khi bạn thuê xe. Như vậy, nếu xe của bạn thuê cần phải sửa sau một tai nạn xe cộ, chắc chắn một loại phí sẽ được truy thu do xe không hoạt động được. Bạn nên đọc kỹ các gói bảo hiểm một cách chi tiết trước khi ký hợp đồng thuê xe.

LỜI KẾT

Khi có tai nạn xảy ra là không thể tránh khỏi, điều tốt nhất tiếp theo bạn cần biết là làm thế nào để xử lý tình huống hợp lý. Hãy luôn bình tĩnh, lịch sự, đảo đảm an toàn cho mọi người, nhưng cũng bảo vệ bản thân bạn nữa nhé! Và để những điều xấu đừng xảy ra, hãy lái xe cẩn thận trước.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NẾU BẠN BỊ TAI NẠN XE HƠI TẠI NHẬT PHẦN 2 – HÌNH PHẠT HÌNH SỰ VÀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.