PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI TẠI NHẬT BẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Không giống như các nước Châu Á khác, hiện nay Nhật Bản đón năm mới không theo lịch âm mà theo lịch dương. Phong tục đón Năm mới (Tết) của nhiều nước Châu Á, bao gồm Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản trước đây không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, từ khi cuộc đổi mới Minh Trị với tinh thần “Văn hóa Tây Phương trong Tinh thần Nhật Bản”, Nhật đón Tết theo dương lịch như các nước Phương Tây khác kể từ năm 1873, nhưng vẫn giữ các phong tục truyền thống.
Năm mới đã sắp đến rồi. Đối với nhiều người nước ngoài, đặc biệt là những người mới đến Nhật, rất nhiều truyền thống và phong tục Năm mới khá khó hiểu. Năm mới hay Oshogatsu là kỳ nghỉ quan trọng nhật Nhật Bản cho các gia đình và có truyền thống văn hóa phong phú. Nếu bạn may mắn được mời đến nhà những người bạn Nhật để tham dự dịp này, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Sau đây là những hướng dẫn của KVBro giúp bạn hiểu hơn về phong tục Năm mới (Tết) tại Nhật.

Contents

Chương trình ca nhạc Kohaku (紅白)

Đây là trường trình ca nhạc truyền hình trực tiếp chào đón năm mới nổi tiếng của đài truyền hình NHK của Nhật Bản. Các ca sĩ, ban nhạc tham gia chương trình này đều là người người nổi tiếng nhất trong năm, có nhiều thành tựu giải thưởng trong âm nhạc. Các nghệ sĩ sẽ được chia ra làm 2 đội, đội đỏ(紅) và đội trắng (白) để tranh tài bằng cách hát những ca khúc hay nhất của họ. Khán giả khắp cả nước và ban giám khảo tại trường quay. Bất cứ một nghệ sĩ nào cũng rất tự hào được tham gia chương trình này. Đây là một chương trình rất hay, nếu bạn không đi ra ngoài đón năm mới hay đi lễ chùa đầu năm (hatsumode) mà ở nhà bên gia đình thì không thể bỏ qua chương trình ti vi hấp dẫn này.

Danh sách đội ĐỎ-TRẮNG của Kohaku năm nay cũng đã được quyết định, chúng ta cùng đón chờ 1 chương trình ca nhạc ấn tượng cuối năm nay nhé!

Giao thừa – Omisoka (大晦日)

Omisoka là một biểu hiện tinh thần Nhật Bản vào đêm Giao thừa. Để bắt đầu năm mới với một tinh thần trong trẻo, tươi mới, gia đình và trẻ em sẽ tụ tập lại với nhau để dọn dẹp nhà cửa (gọi là osoji ) và sử dụng một vài ngày cuối năm cũ để chuẩn bị cho osechi ryori (sẽ trình bày sau đây), trang trí đặc biệt và tuân theo lễ nghi vào những ngày đầu năm. Bởi vì rất nhiều người trở về quê hương vào ngày này, bạn sẽ thấy rất thú vị cảm nhận một Tokyo nhộn nhịp và đông đúc trở nên hoàn toàn khác biệt – tĩnh lặng và vắng vẻ.

Joya no Kane (除夜の鐘)

Vào thời khắc Giao thừa, bạn có thể nghe tiếng chuông ngân vang trong không gian tĩnh lặng khoảng 1-2 giờ. Truyền thống Phật giáo này được gọi là Joya no Kane, và đây là một trong những lễ nghi quan trọng nhất trong năm đối với các chùa Phật giáo khắp nước Nhật. Dù bạn sống ở bất kỳ đâu, bạn có thể nghe thấy âm thanh chuông ngân ở khu vực bạn sống.
Nhưng bạn có biết tại sao chuông được đánh chính xác 108 lần? Theo Phật giáo, người ta tin rằng con người bị quấy rối bởi 108 loại ham muốn và cảm giác trần tục được gọi là Bonnou, bị chi phối bởi sự tức giận, sự ham muốn và ghen tị. Mỗi tiếng chuông ngân lên sẽ loại bỏ một Bonnou rắc rối cho bạn.
Từ kanji Jo (徐) có nghĩa là “loại bỏ đi cái cũ và tiến đến các mới”, và Ya(夜)có nghĩa là “đêm”. Vì vậy, đó là đêm hoàn hảo để loại bỏ con người cũ phía sau và bắt đầu năm mới với những giải pháp mới và một tinh thần sáng láng. Vào thời điểm bạn đếm đến số 108, bạn đã sẵn sàng một năm mới trong lành không vướng bận những phiền não nữa – theo đúng lý thuyết.

Toshikoshi-soba (年越し蕎麦)

Truyền thống ăn soba (một loại mì của Nhật) vào đêm Giao thừa trở nên phổ biến từ thời Edo (1603-1868). Khi chế biến soba, bột được kéo dài và cắt thành hình dài và mỏng, vì thế được xem là đại diện cho một cuộc sống thọ và khỏe mạnh. Thật thú vị, bởi soba được cắt khá dễ so với các loại mì khác, nó cũng là biểu tượng cho một ước mơ cắt đi những điều không may mắn của năm cũ để bắt đầu một năm mới thanh bình.

Kadomatsu (門松)

Bạn có thể thấy vật trang trí màu xanh được tạo ra bởi cây thông Nhật, cây tre và cây hoa mơ (ume) trước cửa nhà và văn phòng của người Nhật trong suốt những ngày cuối cùng của năm cũ và những ngày đầu tiên của năm mới. Đó là kadomatsu, và trong suốt thời gian từ ngay sau Giáng sinh đến ngày 07/01, người ta tin rằng kadomatsu sẽ là chỗ ở tạm thời của toshigami sama để bảo đảm một vụ mùa bội thu và cầu nguyện tổ tiên những điều tốt lành cho mọi người trong gia đình. Cây thông Nhật, cây tre và cây hoa mơ đại diện cho sự trường tồn, sự sung túc và sức khỏe.

Kagami-mochi (鏡もち)

Kagami-mochi, thường được dịch ra là bánh gạo gương, là một loại bánh gạo dùng để trang trí. Nhưng bạn có thể thắc mắc tại sao gọi là gương bởi vì không hề giống chiếc gương tẹo nào.
Tuy nhiên, gương tại Nhật một thời gian dài có hình tròn, và thường được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng của đạo Shinto. Bởi vì người ta tin rằng gương là nơi mà các vị thần cư ngụ, những loại mocha này được nặn thành hình như chiếc gương tròn cổ để mừng năm mới cùng các vị thần.
Trên đỉnh bánh gạo là một loại cam gọi là daidai (hiện nay được thay thế bởi quả quýt). Khi viết với một kanji khác “代々”, có nghĩa là “đời đời”, đại diện cho mong ước thịnh thượng cho con cháu từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Shimekazari (しめ飾り) hay sự thịnh vượng năm mới, được làm từ dây thừng, que, các dải giấy và quýt, cũng là một đồ vật thường được trang trí ngay cửa vào nhà hay văn phòng.

Hatsuhinode (初日の出)

Những ánh bình minh đầu tiên rất quen thuộc với những người dậy sớm. Vào ngày đầu năm, ngắm nhìn ánh sáng ban mai có một ý nghĩa đặc biệt hơn – truyền thuyết cho rằng thần mặt trời Amaterasu tạo ra đất nước Nhật Bản – vì thế nó có tên là Đất nước mặt trời mọc.
Vì vậy, ngày 01/01 là ngày những người ngủ nướng cũng cố gắng dậy thật sớm và trải nghiệm初日の出hatsuhinode (ánh bình minh đầu tiên của năm). Vì vậy, những người thức khuya thường quyết đi chơi cả đêm Giao thừa luôn đó.
Người Nhật thường tin rằng Toshigami – một vị thần mang lại may mắn, sẽ xuất hiện cùng với ánh bình minh đầu tiên của năm. Vì vậy, bạn có thể tận hưởng hatsuhinode ở bất kỳ nơi nào bạn sống, nhưng không nơi nào có thể sánh với vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sĩ.

NHỮNG ĐIỂM NGẮM ÁNH BÌNH MINH ĐẦU TIÊN CỦA NĂM MỚI TẠI ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC

Ngày đầu năm – Ganjitsu (元日)

Bạn có thể bối rối bởi hai từ giống nhau, ganjitsu (元日) và gantan (元旦). Thậm chí nếu bạn hỏi những người bạn Nhật sự khác biệt, họ có thể trả lời “Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó… không phải là cùng nghĩa hay sao?”
Trong khi ganjitsu có nghĩa là cả 24 giờ của Ngày đầu năm, gantan chỉ bao gồm buổi sáng của Ngày đầu năm. Từ kanji thứ 2 “旦” đại diện cho mặt trời hiện lên bầu khí quyển – mặt trời mọc.
Ganjitsu là một ngày bận rộn tuyệt vời cho các gia đình Nhật Bản. Sau bữa ăn sáng, (osechi ryori) với tất cả người thân, họ sẽ cùng đi thăm đền và chùa hay mua hàng giảm giá đặc biệt dịp Đầu năm… nhưng mỗi một truyền thống đều có nghĩa, mục đích hàm chứa trong đó và thỉnh thoảng có những cách phức tạp để thực hiện.

Osechi Ryori (おせち料理)

Osechi Ryori bao gồm các món ăn Nhật Bản truyền thống được ăn vào buổi sáng đầu năm. Thức ăn được trình bày đẹp mắt trong một hộp bento 3-4 lớp gọi là jubako được đặt giữa bàn, và cả gia đình hay bạn bè sẽ chia sẻ với nhau. Truyền thống Osechi được cho là bắt nguồn từ thời Heian (194-1185), và từ khi đó, mỗi một món ăn trong Osechi đại diện cho một nguyện vọng cụ thể cho năm mới.
Chẳng hạn, renkon (củ sen) đại diện cho hy vọng một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc mà không có trở ngại nào cả, bởi vì bạn có thể thấy được tương lai thông qua các lỗ hổng mà không có gì che chắn. Các bạn tham khảo thêm ý nghĩa của các món ăn Osechi Ryori tại đây.

OSECHI RYORI: Ý NGHĨA SAU CÁC MÓN ĂN NĂM MỚI CỦA NHẬT

Iwai-bashi (祝箸)

Khi bạn dùng osechi ryori, bạn sẽ sử dụng một loại đũa đặc biệt gọi là iwai-bashi. Thông thường, đũa sẽ nhọn ở phần đầu nơi bạn gắp thức ăn, trong khi đó iwai-bashi cả hai đầu đều nhọn. Đó là bởi vì bạn sẽ sử dụng một đầu đũa, còn phía bên kia được tin là một vị thần sẽ sử dụng.
Osechi ryori là một món ăn dùng để cúng cho thần linh trước, sau đó cho phép mọi người chia sẻ với nhau và như vậy mọi người đều được ban cho một năm mới thuận lợi. Vì vậy, thậm chí nếu bạn nghĩ sẽ tiện nếu sử dụng cả hai bên đầu đũa để lấy thức ăn từ đĩa chung, đây sẽ bị xem là hành vi bất kính với các vị thần.

Otoso (お屠蘇)

Otoso thỉnh thoảng được dịch là rượu sake Năm mới, nhưng khi viết kanji lại có nghĩa khác. Từ kanji cuối cùng “蘇” được tin là tên của một ma quỷ hay phá dân làng, và từ kanji giữa có nghĩa là “giết” hay là “sự tàn sát”. Giờ bạn có thể dễ dàng đoán được mục đích uống otoso là để cuốn trôi đi những linh hồn độc ác xung quanh bạn và nguyện cầu cho một đời sống trường thọ không bệnh tật.
Khi bạn uống otoso, gia đình chia sẻ cùng nhau 3 chén đặc biệt. Thứ tự uống thường là bắt đầu từ người trẻ nhất trong nhóm và kết thúc ở người lớn tuổi nhất, mục đích là để người lớn tuổi có thể thấp thụ sự sung sức từ người trẻ.

Otoshidama (お年玉)

Otoshidama là một truyền thống của Nhật mà trẻ em rất mong đợi. Trẻ em nhận các phong bì nhỏ với tiền mặt bên trong từ cha mẹ, ông bà và người thân, thường từ 5-6 người. Giống phong tục lì xì ở Việt Nam, nhưng ở Việt Nam thì trẻ được nhiều người, kể cả bạn bè của bố mẹ, ông bà lì xì nữa ha. Lượng tiền trong mỗi phong bì khoảng 5.000 yên, nhưng sẽ tăng lên khi trẻ lớn lên.
Truyền thống bắt nguồn từ việc cúng bánh gạo gọi là kagami mochi cho toshigami-sama, thần Năm mới. Những bánh gạo này, được bố mẹ đưa cho con cái, được gọi là toshidama trong quá khứ, và sau đó được thay thế bằng những món đồ chơi nhỏ, và giờ là tiền.

TIỀN LÌ XÌ (OTOSHIDAMA) – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hatsumode  (初詣)

Hatsumode là lễ viếng đền hay chùa vào những ngày đầu tháng 01, khi gia đình và bà con cầu nguyện cùng nhau để có một năm may mắn. Một vài đền và chủa nổi tiếng sẽ tổ chức các lễ hội với các gian hàng bán thức ăn, omikuji (các dải giấy bói toán) và các bùa may mắn để nguyện cầu sự bình an, thịnh vượng cho con cháu, kết quả thi cử tốt, tình yêu và sự sung túc.
Khi bạn nguyện cầu, có thể bạn tự hỏi người Nhật thực hiện nghi lễ như thế nào nhỉ. Cách thức như sau: Đầu tiên, bỏ vào vài đồng xu vào một cái hộp trước bệ thờ, kéo chuông bằng cách kéo dây thừng xuống, vái hai vái, vỗ tay hai lần trươc ngực và cuối cùng vái thêm một lần nữa.
>> Cách thức đi lễ chùa đầu năm, hatsumode tại Nhật
>> Top 3 điểm đi lễ chùa đầu năm tại Osaka
>> Top 8 điểm đi lễ cầu nguyện đầu năm tại Chiba
>> Top 10 điểm đi lễ cầu nguyện đầu năm mới tại Kanagawa
>> Trải nghiệm đi lễ chùa đầu năm (hatsumode) tại Kyogo
>> Top 5 điểm đi lễ cầu nguyện đầu năm mới – hatsumode tại Tokyo

Nengajo (年賀状)

Nengajo là một loại postcard đặc biệt mà người Nhật gửi cho bạn bè và người quen như một hình thức chào hỏi cuối năm. Phong tục này khá tương tự như truyền thống gửi thiệp Giáng sinh ở các nước Phương Tây. Chúng thường được giao vào ngày 01/01 khi được gửi vào một ngày nhất định vào tháng 12 nhờ vào dịch vụ cực tốt của bưu điện.
Nengajo thường bắt đầu với một câu tiêu chuẩn Akemashite Omedeto Gozaimasu (Chúc mừng năm mới) và Kotoshi mo Yoroshiku Onegaishimasu (Xin cảm ơn cho sự hỗ trợ trong năm tiếp theo). Thêm vào đó, mọi người thường viết về họ đang làm gì gần đây hoặc những giải pháp năm mới với hình ảnh gia đình hoặc con giáp của năm tiếp theo.
Nhưng chào hỏi bạn bè không phải là mục đích duy nhất của nengajo. Tất cả các postcard nengajo có số trúng thưởng phía sau, và khi được chuyển đi, người giữ số trúng sẽ có thể nhận được phần thưởng, bao gồm một số vật dụng đắt tiền như vé du lịch và máy móc điện tử.
Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, một vài người trẻ cho rằng gửi postcard thật lỗi thời. Giờ đây có dịch vụ cho phép gửi nengajo nhanh thông qua email hoặc SNS apps, và thậm chí đính kèm video clip trong nengajo.

NENGAJO-THIỆP CHÚC MỪNG NĂM MỚI TẠI NHẬT

Fukubukuro (福袋)

Dịch sát nghĩa, fukubukuro có nghĩa là túi may mắn, là một truyền thống của người Nhật theo đó các cửa hàng và cửa hàng bách hóa sẽ bỏ vào túi một số hàng hóa còn sót lại của năm cũ và bán giảm giá. Truyền thống xuất phát từ một câu nói dân gian của Nhật “Khi may mắn nằm trong những đồ sót lại” (Nokorimono ni wa fuku ga aru).
Một vài cửa hàng nổi tiếng như ở 109 Shibuya mọi người xếp hàng dài nhiều giờ trước khi mở cửa vào Ngày Đầu năm. Giá trị của món hàng thường giảm 50% so với giá bán. Nếu bạn không ngại chờ đợi, Ngày Đầu năm là một cơ hội tốt để mua sắm. Ngày nay, một số cửa hàng bắt đầu bán fukubukuro từ đầu tháng 12.

CÁC TIP ĐỂ MUA TÚI MAY MẮN FUKUBUKURO TẠI NHẬT

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.