TIẾNG NHẬT TRONG HỢP ĐỒNG – CHƯƠNG 7 – ĐIỂM CHÚ Ý CHUNG CỦA ĐIỀU KHOẢN THỰC CHẤT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)

Loading...

実質条項の全盤的な注意点

            Điểm chú ý chung của Điều khoản Thực chất

実質条項は契約書の心臓です。何を記すべきかは、当然のことながら契約の目的によって大きく異なります。

そこでここでは、どのような契約においても問題となるであろう要素を、標準化して箇条書きでまとめておきます。ドラフティングのときや、先方から届いた契約書に目を通すときのチェックリストとしてご利用(りよう)下さい。

・引渡し条件(主に有体物):船積条件/期日・数量等が明確か

・金銭面の条件:代金や報酬の金額/決裁方法

後弁の場合の株の保有者や販売価格などを含む

・保険:十分な保険がかけられているか/保険料はだれが支払うのか

・瑕疵担保責任:商品等の破損の世紀人はどちらがどこまで負おうのか

・所有権の移転と危険負担:各々の切り替えのタイミングはいつか

・検品・欠品・数量違い・誤配:各々の対処法は記されているか

・契約の期間:終了・解除・いずれも明確に規定されているか

・秘密保持義務:何が秘密情報か/開示の範囲はどこまでか

・契約違反:生じた場合のペナルティや救済について定めがあるか

・破産:一方当事者が破産した場合、契約はどうなるか

・税金:どちらの負担か

・実費:旅費、輸送費、梱包料、送金手数料等をどちらが負担するか

・広告・宣伝:方法、実施者、費用について記されているか

・知的財産権:パテントや商標がどちらの当事者に帰属するのか

・付加抗力:どこまでが不可抗力とみなされるのか

・事務事項:事前に交わしたLOIの内容と一致しているか/連絡先等が明確か/ミスタイプがないか

Điều khoản thực chất là trái tim của hợp đồng. Cần viết những gì trong điều khoản thực chất thì một điều đương nhiên phụ thuộc vào mục đích của hợp đồng. Phần này tóm tắt những gạch đầu dòng nhằm tiêu chuẩn hóa những yếu tố mà thông thường trở thành vấn đề tranh chấp trong hợp đồng. Phần này như một checklist rất hữu dụng cho người soạn thảo hợp đồng khi soạn thảo hợp đồng hay đọc hợp đồng bên đối tác gửi tới.

–           Điều khoản giao hàng (chủ yếu là vật hữu hình): điều kiện vận chuyển/ thời gian, số lượng rõ ràng hay chưa.

–           Điều kiện về mặt tài chính: điều kiện quyết toán, số lượng tiền, giá, phương pháp quyết toán (bao gồm cả giá mua bán và cổ phiếu của người sở hữu trong trường hợp liên doanh).

–           Bảo hiểm: đã đóng bảo hiểm đủ hay chưa, bên nào phải chi trả tiền bảo hiểm đó.

–           Trách nhiệm bảo đảm: trong trường hợp mà hàng hóa bị thiệt hại thì trách nhiệm thuộc về bên nào và đến đâu.

–           Việc thay đổi quyền sở hữu và việc chấp nhận rủi ro, thời điểm chuyển giao những quyền này là bao giờ?

–           Kiểm tra sản phẩm: sản phẩm có bị thiếu, có bị sai số lượng, có bị đặt sai vị trí thì những luật nào quy định những vấn đề này đã được ghi rõ trong hợp đồng hay chưa.

–           Thời hạn hợp đồng, kết thúc hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng: đã có quy định rõ ràng về từng điều khoản này chưa.

–           Nghĩa vụ bảo mật thông tin: cái gì là thông tin bảo mật và phạm vi cho phép tiết lộ thông tin này đến đâu.

–           Vi phạm hợp đồng: trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng thì việc quy định phạt có hay chưa và như thế nào.

–           Phá sản: trong trường hợp một bên bị phá sản thì hợp đồng này sẽ ra làm sao.

–           Thuế: bên nào phải chịu.

–           Các chi phí thực tế: ví dụ như tiền đi lại, tiền gửi đồ, tiền đóng gói, các loại tiền phát sinh trong quá trình chuyển tiền thì bên nào phải chịu.

–           Quảng cáo/tuyên truyền: phương pháp , người thực thi, chi phí đã được quy định trong hợp đồng hay chưa.

–           Quyền SHTT: bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa thì thuộc về bên nào.

–           Điều kiện bất khả kháng: như thế nào và được quy định đến đâu.

–           Các điều khoản sự vụ khác: những nội dung trong LOI mà đã giao kèo từ trước có khớp hay không, các địa chỉ liên lạc có rõ ràng hay không, có đánh máy sai hay không.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản