TIẾNG NHẬT TRONG HỢP ĐỒNG – CHƯƠNG 8 – NHỮNG MỤC CHÍNH TRONG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

一般条項に掲(かか)げる主な項目

Những mục chính tại Điều khoản Chung

各条項の意味について日本語かつベトナム語で説明する.

Giải thích ý nghĩa của các điều khoản này bằng tiếng Nhật, Việt.

一般条項とは、契約の内容に関わらず、どの契約書においても通常規定される事項です、実際の契約書では、ここに挙げた一般条項をすべて規定しなければいけないというわけではありません。適宜、必要に応じて取捨選択して下さい。

一般条項には次のようなものがあります。

Điều khoản chung là những điều thường quy định ở mọi hợp đồng mà không phân biệt nội dung hợp đồng như thế nào cả. Thực tế những quy định chung chúng tôi trình bày ở phần này không nhất thiết phải có tất cả các điều khoản chung này ở trong một hợp đồng thực tế. Mà tùy vào nội dung hợp đồng mà người viết hợp đồng hoặc người đọc có thể lựa chọn điều khoản tương ứng.

Contents

契約の期間- Thời hạn hợp đồng

契約の始期および終期について規定します。契約期間を特に決めない契約も、それ自体で契約が無効になることは、日本法はもとよりほとんどの他国の法律の下でもありません。しかしながら、一回の取引で終了してしまう場合を除き、ある程度契約が継続することが初めから想定される場合は、出来(でき)るだけ契約期間(けいやくきかん)を定(さだ)めておくべきです。

Điều khoản này quy định thời điểm kết thúc và thời điểm bắt đầu của hợp đồng. Bản thân những hợp đồng không quy định về thời gian hợp đồng. Theo luật pháp của Nhật Bản và hầu hết các nước khác, chính hợp đồng đó không tự trở nên vô hiệu. Do đó, ngoại trừ trường hợp mà hai bên chỉ làm việc với nhau một lần và sự việc kết thúc ngay lập tức thì cần phải quy định thời hạn hợp đồng trong những trường hợp có thể phán đoán được từ đầu là hợp đồng này sẽ tiếp tục trong thời gian bao lâu.

定める際には次の点に注意して下さい。

Khi quyết định điều khoản này, cần lưu ý những điểm sau:

  • いつから契約上の権利義務が生じたのか、いつまで権利義務関係の拘束があるのかについて決めましょう。明確に定めなかったゆえに後日紛争になることがあります。事前に定めておけば無用の紛争を防ぐことが出来ます。
  • 契約の期間を定めない場合には、日本法のしたではほとんどの契約について、一方当事者の解約申し入れによりいつでも解約できることになり、相手方の法的地位が不安定となります。
  • Cần quyết định quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng phát sinh từ thời điểm nào, sự ràng buộc về quan hệ nghĩa vụ, quyền lợi kéo dài bao lâu. Nếu không quyết định rõ ràng thì sẽ phát sinh tranh chấp sau này. Do vậy, để phòng tránh phát sinh tranh chấp vô nghĩa thì cần phải quyết định chính xác từ trước.
  • Trong trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn hợp đồng, đối với hầu hết các hợp đồng được soạn thảo theo luật Nhật Bản, dựa vào văn bản chính thức xin chấm dứt của một bên liên quan thì hợp đồng sẽ bị chấm dứt tại thời điểm đó nên vị trí pháp lý của bên còn lại sẽ trở nên bất ổn định. Do đó, trong trường hợp mong muốn một quan hệ hợp đồng kéo dài, ổn định.

したがって、一定の継続的な契約関係を望む場合には、たいていは契約期間を定め、さらに更新についての規定を設けることになります。

Thông thường, các bên quy định thời hạn hợp đồng, hơn nữa còn đưa vào những quy định về việc gia hạn thời hạn hợp đồng.

契約の解除-  Chấm dứt Hợp đồng

契約の解除には、①合意解除、②一方解除があります。

①の場合はあまり紛争になりませんので、合意があればいつでも解除できるという程度の規定の仕方になります。それに対して、②は相手の同意を得ずに一方当事者が解除できるという権利ですので、特に英米法を準拠法とする場合には、限定的に細かく列挙されることになります。

Trong việc hủy bỏ hợp đồng thì có hai trường hợp. Trường hợp thứ 1 là hủy bỏ hợp đồng do các bên đồng ý. Trường hợp thứ hai là hủy bỏ hợp đồng đơn phương. Trường hợp thứ 1 thông thường không làm phát sinh tranh chấp. Do đó, khi hai bên đạt được thỏa thuận rồi thì tại thời điểm đó, hợp đồng sẽ chấm dứt. Ngược lại, đối với trường hợp thứ hai, không cần ý kiến đồng ý của các bên mà một bên tự ý sử dụng quyền chấm dứt hợp đồng của mình, bởi vậy, đặc biệt trong trường hợp luật điều chỉnh là luật Anh – Mỹ thì trong hợp đồng người ta quy định rất cụ thể mức độ quyền tự ý chấm dứt hợp đồng này.

日本法のしたでは法定解除事由が民法に規定されていますので、英文契約書に記載されるすべてを規定しておかなければならない必要性はありません。

Lý do chấm dứt hợp đồng trong luật pháp Nhật thì được quy định rõ ràng trong Luật Dân sự. Bởi vậy, đối với hợp đồng theo luật Nhật thì không cần thiết phải quy định tất cả các điều khoản chi tiết như là trong hợp đồng Anh – Mỹ.

 不可抗力- Điều kiện bất khả kháng

不可抗力によって契約の目的が実現できない場合に、お互いに相手方の債務不履行を主張することが出来ないとする。言わば当然のことを規定したものです。

しかし、何か不可抗力なのかについては、相手方と見解や解釈の相違が生じることがあります。特に、相手方が外国企業の場合は共通の認識というものが無いとの前提で、どのような場合を不可抗力を言うかについて明確にしておくことにより、後日の紛争を防止すべきでしょう。

Trong trường hợp mục đích của hợp đồng không thể thực hiện do điều kiện bất khả kháng thì các bên không thể đòi hỏi những trách nhiệm chưa hoàn thành của đối tác. Nói cách khác đây là một quy định đương nhiên.

Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp bất khả kháng, giữa các bên vẫn có thể xảy ra ý kiến hoặc sự lý giải khác nhau về điều khoản này. Đặc biệt, trong trường hợp đối tác là những công ty nước ngoài, bởi tiền đề nhận thức chung là khác nhau cơ bản nên việc làm minh bạch trong trường hợp nào là điều kiện bất khả kháng vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp được các bên tránh các tranh chấp về sau.

 租税  –  Thuế

日本と租税協定を締結している国々の間では、二重課税の防止やその他の特典などが定められています。どちらが租税を負担するのか、どのように支払うのか等のことや、租税規定の適用を受けるために必要な手続きなどを規定することになります。

Giữa các quốc gia có liên kết với Nhật về hiệp định thuế thì việc phòng tránh đánh thuế hai lần và các đặc điểm khác đều được quy định. Tiền thuế do bên nào chịu, việc chi trả tiền thuế được tiến hành như thế nào, những thủ tục cần thiết đều được quy định để áp dụng những quy định thuế.

 通知 – Thông báo

契約中には、発注の通知, 解約の通知など、通知をする必要のある場合が多く見られます。国内取引では、相手方に通知ができなくなることはあまり考えて良い場合が多いですが、国際間取引では相手方に通知が出来なくなった場合、通知先を突き止めることが非常に困難になりるケースが多いと言えます。

したがって、どの程度まで手を尽くせば通知(つうち)したことになるのかということや、通知の手段、宛先、通知の発行期間などをあらかじめ規定しておくことが必要です。

Trong hợp đồng, có thể thấy rất nhiều các trường hợp cần thiết gửi thông báo như thông báo chấm dứt hợp đồng hay thông báo đặt hàng. Trong giao dịch quốc nội, thông thường thì không cần để ý đến việc không thể gửi thông báo được cho bên đối tác. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể thông báo cho đối tác trong giao dịch quốc tế thì có thể thấy rằng rất nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc tìm địa chỉ gửi thông báo.

Do đó, cần thiết phải quy định rõ ràng về thời điểm phát hành thông báo, địa chỉ gửi thông báo, phương thức gửi thông báo và phải thực hiện như thế nào để được xem là đã gửi thông báo.

 譲渡 – Chuyển nhượng

契約上の地位を相手方の同意なく第三者に譲渡することを認めたくない場合、それを制限する条項を規定しておきます。相手方の同意について、相手方の全くの裁量に任せる場合と、相手方も不合理な不同意はできないようにする場合というように、その制限の程度に差をつけて規定することもあります。

Phần này quy định điều khoản hạn chế trong trường hợp không muốn thừa nhận địa vị trên hợp đồng bị chuyển nhượng cho bên thứ 3 mà không có sự đồng ý của đối tác. Trong trường hợp để bên đối tác quyết định hoàn toàn về việc đồng ý chuyển nhượng của họ và trường hợp muốn bên đối tác không thể đưa ra sự không đồng ý bất hợp lý. Tùy từng trường hợp người ta đưa vào những điều khoản để quy định sự khác nhau về giới hạn.

変更 – Sửa đổi

契約の変更の可能性がある場合に、変更の場合の方法について明記しておけば、スムーズに協議できます。

Trong trường hợp có khả năng sửa đổi hợp đồng, nếu trong hợp đồng đã quy định sẵn phương thức trong trường hợp sửa đổi đó thì quá trình làm việc của hai bên sẽ rất trôi chảy.

 完全なる合意 – Sự toàn vẹn của Hợp đồng

「本件に関しては、当該契約書が両当事者の間の合意のすべてであり、本契約成立日以前作成した他の書面(たとえばLOIやMOU)などに、本契約に規定したことと矛盾すす条項が含まれているような場合は、当該契約書が有効であり、他の書面の規定は無効である」とする条項で、完全なる合意条件といいます。

ちなみに、契約締結後に取り交わされる書面は、原則として契約成立日以前の書面と異なり、完全なる合意条項により排除されません。

Là điều khoản được quy định trong phần ngoặc kép sau đây “Liên quan đến vụ việc này hợp đồng này là tất cả toàn bộ sự đồng ý giữa các bên liên quan. Đối với các văn bản khác được soạn thảo trước ngày ký kết hợp đồng này (ví dụ, letter of intent hoặc memorandum, trong trường hợp những văn bản trên có những điều khoản mâu thuẫn với những điều được quy định trong hợp đồng này thì hợp đồng này là có hiệu lực, các quy định trong văn bản khác là vô hiệu).

Lưu ý những văn bản được ký kết sau khi ký kết hợp đồng về mặt nguyên tắc là khác với các văn bản được ký kết trước ngày ký kết hợp đồng và nó được loại trừ khỏi điều khoản toàn vẹn của hợp đồng.

 紛争の解決 – Giải quyết tranh chấp

当時者間で契約の内容につき紛争が生じた場合、たいていはまず、当事者間で妥協点を見出そうとしますが、どうにも解決がつかない場合も当然生じます。そのような場合に備えて、どのような方法で解決をするかをあらかじめ取り決めておく条項です。

強制的に紛争を解決する手段には、裁判所による起訴で決着をつける方法と、仲裁に委ねる方法との二通りがあります。仲裁による解決を選択した場合には、起訴では争えなくなりますので注意が必要です。

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến nội dung hợp đồng giữa các bên. Thông thường, việc đầu tiên là cần tìm ra những điểm thỏa hiệp giữa các bên. Tuy nhiên, trường hợp không thể giải quyết được đương nhiên cũng có thể phát sinh. Để chuẩn bị cho những trường hợp đó thì điều khoản giải quyết tranh chấp này là điều khoản quy định việc giải quyết theo cách như thế nào.

Trong những phương thức giải quyết tranh chấp một cách cưỡng chế thì có hai phương pháp chính là thông qua phương pháp thứ nhất là dựa vào quyết định tố tụng tại tòa án và phương pháp thứ hai là ủy thác cho trọng tài. Trong trường hợp lựa chọn giải quyết theo trọng tài thì cần chú ý việc tranh chấp ở tòa án không còn nữa.

裁判管轄          Tòa án

裁判所の裁判による決着を選択した場合は、いずれの国の裁判所が紛争を解決するかということを事前に取り決めて合意しておきます。当事者の属する国のどちらかにする場合と、全く関係の無い第三の国のの裁判管轄に服させる場合があります。一方当事者にとっての外国である裁判所に、実際に裁判管轄件があるかどうかについてはその国の法律によりますので、事前の確認が必要です。

また、裁判は出ても、その判決を実際の強制執行するかどうかはまた違う問題です。強制執行を行うべき立場に立つ国が、その判決を認めないと強制執行には至りません。

判決あるいは執行が必ずしも承認されるとは限らないことに注意し、事前に調査しておく必要があります。

Trong trường hợp lựa chọn phán quyết cuối cùng theo phán quyết của tòa án, thông thường các bên đều đồng ý quyết định từ trước tòa án nước nào sẽ giải quyết tranh chấp.  Trường hợp thứ 1 là lựa chọn tòa án thuộc vào một nước của các bên. Trường hợp thứ 2 tuân theo phán quyết của tòa án của nước thứ ba không liên quan gì đến các bên này cả. Cần chú ý kiểm tra hay xác nhận lại trong trường hợp một bên đương sự đề xuất tòa án nước ngoài thì phải xác nhận xem rằng tòa án đó thực tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không theo luật pháp của nước đó.

Ngoài ra, ngay cả khi có phán quyết của tòa án, phán quyết đó có cưỡng chế thi hành được hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nước đứng trên lập trường phải tiến hành thi hành cưỡng chế nếu không chấp nhận phán quyết đó thì cưỡng chế thi hành cũng không được thực thi.

Cần lưu ý rằng quyết định và thi hành không phải trong trường hợp nào cũng được thừa nhận song song, do đó cần chú ý điều tra từ trước.

仲裁                  Trọng tài

仲裁とは、裁判所などの国家機関ではなく、当事者が紛争が起こった場合に私人(仲裁人)の判断に服することをあらかじめ合意し(仲裁契約)、その合意に基づき最終的に紛争を解決する制度です。

わが国の場合、「公示催告手続き及び仲裁手続き二関スル法律第8編仲裁手続き」に規定(きてい)があります。仲裁(ちゅうさい)のよる判決(はんけつ)は確定判決(かくていはんけつ)と同一(どういつ)の効果(こうか)があります。

また、執行の点に関しては、日本を含む100カ国以上の国が批准している「外国仲裁判決の承認及び執行に関する契約(ニューヨーク条約)」において、その加盟国でなされた仲裁の判決は、条約加盟国で承認され、執行できることとされています。

仲裁条項には、仲裁に服すべき紛争の範囲、仲裁機関、仲裁手続、使用言語について具体的に規定しておく必要があります。仲裁契約が合意であっても、その合意の内容が不明であるとして、仲裁の申し立てをした仲裁機関から再度の合意の確認を求められることがあります。一般に、紛争が起こった後では、ちょっとした手続き面での合意すら困難になりがちです。ですから、無用な紛争の拡大のおそれは避けるにこしたことはありません。また、仲裁条項の規定が不明確だと、国によっては仲裁条項自体が無効になってしまうこともあります。

日本企業の場合は、仲裁地は日本(しかも会社所在地)とし、社団法人日本商事仲裁協会を仲裁機関とし、同協会の規則による仲裁手続で、しかも日本語によって行われることが、費用的にも心理的にも最も有利といえるでしょう。

しかし、国際取引においてはそのような決め方に相手方の合意を得られることは少なく、現実的には第三の国の仲裁機関が選定されることが多いようです。

Trọng tài nghĩa là, chế độ giải quyết tranh chấp sau cùng dựa trên sự đồng thuận của Hợp đồng trọng tài, không phải cơ quan nhà nước của Tòa án, mà là sự đồng ý quy phục (tuân theo) phán quyết của trọng tài (tư nhân) trong trường hợp tranh chấp xảy ra giữa các bên.

Trong trường hợp Nhật bản, các quy định có trong ( điều 8 thủ tục trọng tài luật Nikansuru thủ tục trọng tài và thủ tục Thông báo Thông cáo). Phán quyết dựa vào trọng tài có hiệu lực như phán quyết cuối cùng.

Ngoài ra, liên quan tới vấn đề thực thi, tại (Điều ước Newyork: điều ước liên quan tới thực thi và công nhận phán quyết trọng tài ngoại quốc), các phán quyết của trọng tài của các nước tham gia công ước được thừa nhận tại và có thể được thực thi tại các nước tham gia công ước.

Tại điều khoản trọng tài, cần quy định cụ thể về ngôn ngữ sử dụng, thủ tục trọng tài, cơ quan trọng tài, phạm vi của tranh chấp phải tuân theo trọng tài. Có nhiều trường hợp, hợp đồng trọng tài đã đồng ý, nhưng nội dung đồng ý không rõ ràng, nên phải yêu cầu lại xác nhận đồng ý từ phía cơ quan trọng tài đã chỉ định trọng tài.

(moushitate là kiện, khiếu kiện, nhưng cần dịch thoáng)

Nói chung, sau khi đã xảy ra tranh chấp, rất khó để các bên đạt được sự đồng ý vê phương diện thủ tục (nào đó). Do đó, nếu quy định của điều khoản trọng tài không rõ ràng, tùy vào từng quốc gia, bản thân điều khoản trọng tài sẽ trở nên vô hiệu.

Trường hợp các doanh nghiệp Nhật, địa điểm của trọng tài là Nhật bản (cụ thể là nơi công ty đặt trụ sở), cơ quan trọng tài là Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật bản, thủ tục trọng tài dựa trên quy định của Hiệp hội, được tiến hành bằng tiếng Nhật, về mặt chi phí và tâm lý đều có lợi nhất cho các doanh nghiệp Nhật.

Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế, rất ít khi có thể lấy được sự đồng ý của đối tác về cách thức quyết định như vậy, nên trên thực tế phần lớn các vụ việc đều lựa chọn cơ quan trọng tài của một nước thứ 3.

 権利放棄 – Từ bỏ quyền

権利の放棄条項は、権利の不放棄と記載されることもあります。

この条項では、ある一部の権利行使または権利の不行使があったからといって、その他に有する権利救済手段を放棄したことにはならない―――つまり、そのような場合でも、その他の権利救済手段を行使することが出来る―――ということを規定しています。

Điều khoản Từ bỏ quyền đôi khi cũng được ghi là (không từ bỏ quyền 権利

放棄).

Tại điều khoản này, kể cả đã có hay không có một phần quyền thi hành, cũng không được từ bỏ các phương thức giải pháp quyền lợi sở hữu khác.. Nói cách khác, trong trương hợp như vậy, vẫn có thể sử dụng (thi hành) phương thức giải pháp quyền lợi khác.

可分条項分離 – Điều khoản tách biệt (Phân ly)

Các điều khoản trong hợp đồng, trong trường hợp bị tuyên trái luật hoặc vô hiệu bởi tòa án có quyền xét xử, thì chỉ điều khoản đó bị hủy bỏ, các điều kiện khác vẫn có hiệu lực.

契約書中のある条項が、管轄を有する裁判所などで無効や違法とされたりした場合でも、その条項のみが排除され、他の条項はなお有効に存続します。そのことを明記した規定です。

標準法 – Luật điều chỉnh

国をまたがる契約においては、紛争の場合に備えて、どの国(州)の法律に則って解釈されるかを決めておく必要があります。

Trong hợp đồng, để chuẩn bị cho trường hợp tranh chấp, cần quy định Hợp đồng sẽ được hiểu theo luật của nước nào (bang nào)

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

 

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản