Site icon KVBro

DINH DƯỠNG CHO BỮA ĂN DẶM CỦA BÉ

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Sau đây KVBro xin chia sẻ về dinh dưỡng đồ ăn dặm cho con của mẹ Aichan, một trong những người tiên phong trong phong trào ăn dặm kiểu Nhật. Các mẹ có con nhỏ hay chuẩn bị làm mẹ tham khảo nhé!

Các mẹ xem thêm các bài viết video của mẹ Aichan tại đây nhé. 

?Dinh dưỡng cho bữa dặm- Sẽ không còn phải vắt óc nghĩ món dặm mỗi ngày

#dinh_dưỡng_ăn_dặm

Tài liệu của Bộ Lao động xã hội Nhật về dinh dưỡng cho người lớn được chia ra làm 5 nhóm thực phẩm, Tinh bột (nhóm vàng), Món phụ gồm rau củ (nhóm xanh), Món chính bao gồm đạm , thịt (nhóm đỏ), các sản phẩm từ sữa ( lượng ít hơn 3 nhóm đầu), và nhóm Hoa quả ( lượng ít hơn 3 nhóm đầu). Tài liệu nói rõ rằng bữa ăn đủ chất là bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm trên.

Tuy nhiên ở đây mình bàn tới #dinh_dưỡng_cho_bữa_dặm của bé. Cơ bản 5 nhóm trên sẽ được tổng hợp vào thành 3 nhóm, gọi theo kiểu Việt mà mình đã dùng như 10 năm trước và đã hướng dẫn cho mọi ng ở blog 360 độ  là “NGUYÊN TẮC VÀNGXANHĐỎ

Ở trường mẫu giáo hồi bé lớn nhà mình đi học, lớp 4, 5 tuổi các bạn ý được học (kiểu chơi) về dinh dưỡng để ý thức về bữa ăn và đặc biệt phải chú trọng bữa sáng. Ngày đó cô phát cho 1 bảng sticker dán bao gồm 3 character là 3 bạn Akanbe (đỏ), Mirosuke (xanh), và Kisaku (vàng), sáng nào các bạn ăn món gì thì dùng sticker dán để hiểu rõ món đó , thực phẩm đó nằm trong nhóm nào. Sau đợt “tập huấn” đó mỗi bạn được tặng 1 cái bát và 1 cái đĩa có 3 bạn character kia. Giờ đây, chị lớn còn hiểu rõ hơn mẹ về dinh dưỡng thông qua bài học đó ở mẫu giáo ngày ấy.

Quay lại VÀNGXANHĐỎ, với các hình ảnh mình lưu về đây rất dễ hiểu, thì các mẹ cứ thuộc lòng, in ra thậm chí copy lại về máy làm cẩm nang, hiểu rõ thì luôn tự tin trong việc phối món ăn cho bé và thiết kế bữa ăn cho gia đình?

Cụ thể các nhóm như sau:

?VÀNG (nhóm năng lượng) : các loại thực phẩm tinh bột như gạo, bánh mỳ, khoai , và chất béo như dầu ăn, bơ, cheese. Nhóm này cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp phát triển não và hệ thần kinh.

?XANH (nhóm vitamin và khoáng chất) : gồm các loại rau , củ, quả. Nhóm này giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn, kích thích hệ tiêu hóa , tăng cường miễn dịch. Riêng hoa quả như ở trên dinh dưỡng của người lớn thì hoa quả chia ra nhóm riêng ko cần ăn nhiều. Dinh dưỡng cho bé thì gộp chung vào, tuy nhiên vẫn nên cho ăn vừa phải, hoa quả ko thể thay thế cho các loại rau xanh được, và lưu ý cho bé ăn hoa quả nhiều sẽ là nguy cơ biếng ăn vì quen miệng đồ ngọt nhé.

?ĐỎ (nhóm đạm) : gồm các loại thịt cá , trứng , sữa, các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, đỗ tương… các loại rong biển, tảo biển. Nhóm này giúp xây dựng cơ thể vững chắc, giúp cơ thể tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu ăn dặm, nếu nhóm ĐỎ ăn nhiều sẽ là nguyên nhân gây khó tiêu, táo bón.

Sẽ không còn phải vắt óc nghĩ món dặm mỗi ngày với nguyên tắc đơn giản này các mẹ nhé.Hôm nay ăn gì, Vàng có gì, Xanh là gì và Đỏ đã chuẩn bị chưa? Dinh dưỡng cho bé tưởng không dễ mà lại dễ không tưởng nhé. Bé thứ 2 nhà mình từ khi ăn dặm chưa lúc nào bị táo vì mẹ cứ thuộc lòng nguyên tắc này mà chiến thôi. Nếu có dấu hiệu táo bón thì giảm thịt cá, tăng các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, đậu tương, natto

Một vài ví dụ về thực đơn:

+ Sáng: Cháo bánh mỳ sữa, rau bó xôi phủ cheese.

+ Trưa: Mỳ udon (hay spagetti) rau củ sốt thêm với cá

+ Chiều : Cháo trắng rắc bột đậu tương, đậu hũ sốt thịt cà chua.

Các mẹ tự xem menu ⤴này VÀNGXANHĐỎ ở đâu nào??? Chúc các mẹ và các bé có những bữa ăn dặm vui vẻ.

Hy vọng rằng bài viết này củaKVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Exit mobile version