HOME EDUCATION LÀ GÌ? **PHÂN TÍCH CỤ THỂ VỚI CÁC TRỤ CỘT TRONG GIÁO DỤC**

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Nhìn chung, về Phương pháp dạy và học, hiện tại có giáo dục truyền thống (mainstream education) và giáo dục tại nhà (home education). Trong giáo dục truyền thống có trường công – tư – song ngữ – quốc tế; giáo dục tại nhà có Con tự học tại nhà, học trực tuyến, thuê gia sư về dạy, gia đình tự dạy con.

Home Education là một lựa chọn chứ không phải mục tiêu.

Mục tiêu đầu ra của Home Education hay Mainstream Education trong giáo dục phổ thông là chuẩn kiến thức và kỹ năng mà học sinh đạt được, đa phần được thể hiện thông qua bảng điểm (school transcript) bằng cấp phổ thông (qualifications). Hoàn thành phổ thông, dựa trên bảng điểm và bằng phổ thông, học sinh có 3 lựa chọn chính, gồm 1) đi làm; 2) học nghề, học cao đẳng; 3) xét tuyển Đại học.

Hiện nay khá nhiều phụ huynh muốn cho con học tại nhà (home education) để lấy văn bằng phổ thông Anh/Mỹ, nhưng không bỏ chương trình Việt Nam (mục tiêu song bằng). Ở Việt Nam thì một số phụ huynh gọi đó là homeschool bán phần.

Về chương trình học, hiện tại thế giới có chương trình quốc gia, chương trình phổ thông nước ngoài, chương trình phổ thông quốc tế.

Về phương pháp đánh giá thì giáo dục có bảng điểm (evidence of learning) – minh chứng cho việc học của con và văn bằng phổ thông (evidence of achievements) – test cho con xem có con đạt được yêu cầu về chuẩn giáo dục không. Đây cũng là minh chứng cho việc học của con.

– Đầu ra là gì?

Mục tiêu chung của giáo dục dù home education hay Mainstream education thì đầu ra vẫn là Thái độ (Attitude), Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skills)

Phụ huynh thường xuyên đặt câu hỏi con học cái gì, sách như thế nào; thành ra so sánh chương trình Anh – Mỹ – Việt Nam hoặc Nhật, luôn luôn lo lắng con mình bị hổng kiến thức; từ đó tìm thêm cách bổ sung kiến thức cho con. Có những phụ huynh mình quen cho con học cả chương trình Mỹ và Anh cùng một lúc để đảm bảo con đang học đủ kiến thức. Theo mình, Kiến thức vốn đã phong phú rồi cộng thêm việc các chương trình giáo dục chỉ cần thay đổi cách tiếp cận thôi thì kiến thức càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Việc 1 chương trình không dạy kiến thức này hay không có 1 môn nào đó trong chương trình dạy thì không có nghĩa chương trình không bằng chương trình khác.

Theo mình, khi đã lựa chọn 1 chương trình phổ thông uy tín thì phụ huynh không nên lo lắng quá nhiều về nhồi thêm kiến thức mà hãy dành thời gian để bồi dưỡng kiến thức. Phụ huynh đang happy với chương trình Mỹ, cứ theo chương trình Mỹ. Happy chương trình Anh, cứ theo chương trình Anh. Với xu thế Life long learning – học cả đời, thì kiến thức sẽ bị bão hòa, có những thứ ngày nay rất đúng nhưng tương lai có thể là sai rồi.

 

Tổng hợp bài viết: Cô DƯƠNG MỸ LINH – Giám đốc Học thuật (1) Nisai Global School – Viet Nam | Facebook
Cảm ơn cô Dương Mỹ Linh đã cung cấp bài viết cho KVBro.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

 

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản