Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.
KVBro xin giới thiệu bài tóm tắt một số ý chính của quyển sách nuôi dạy bé trai mạnh mẽ. Sách của bác sĩ khoa thần kinh kiêm nhà phân tích giáo dục, tiếp xúc với nhiều bố mẹ có con thành tích tốt gồm đỗ Todai.
Mình chỉ tóm tắt nội dung, ko thêm quan điểm cá nhân và cũng ko tán thành hết. Cụ thể thì mọi người tham khảo thêm hình ảnh chụp bên dưới và cần thì mượn thư viện đọc nữa nha.
+ Con người vốn là cá thể yếu đuối, để vượt qua những khó khăn thử thách thì cần có tinh thần vững vàng (精神力・根性) và tri thức (知恵) để đối mặt với hoàn cảnh
+ Con trai mạnh mẽ là người
– sẵn sàng chiến đấu vươn đến mục tiêu
– nói rõ ý kiến dù khác xung quanh,
– làm đến cùng dù là việc mình ghét
+ để nuôi dưỡng đứa trẻ như vậy thì người mẹ cần tìm hiểu điểm mạnh, điểm được của con, giúp con phát triển nó. Lưu ý ko nên lo lắng về tốc độ phát triển nhanh chậm của con, phải tin tưởng con. Thêm nữa Mẹ cũng cần bỏ suy nghĩ con như mọi người là được rồi. Tức là bồi dưỡng điểm mạnh cho con dù con khác người, chứ ko phải gọt con tròn để giống xung quanh
丸くするとうな子育ては決して望ましいものではない
Contents
1. Con trai phát triển chậm về sau
男の子の成長はあと伸び型
Tuổi nhỏ con trai kém hơn con gái là điều hiển nhiên.
Con gái sớm biết giúp mẹ, dọn dẹp nhà cửa, lo ăn mặc, bắt chước mẹ, theo được câu chuyện của người lớn.
Con trai thì vụng về, cẩu thả hơn. Nên mẹ cần chấp nhận con trai là kiểu như vậy
男の子ってそういう生き物なんだ
Xem bảng sự phát triển (ảnh) sẽ thấy cấp 1 con trai chậm hơn con gái rất nhiều, đến cấp 3 mới vượt con gái.
Vì vậy, cách nuôi dạy con trai lúc tiểu học rất quan trọng, vì con dễ bị mất tự tin giai đoạn này. Tránh kiểu nói : con trai mà thế này thế kia, sao ko làm được …bla bla
Ngày xưa con trai vốn không phát triển mạnh mẽ như bây h, Nhg vì thời đại mẫu hệ thành phụ hệ nên con trai phải cố gắng nhiều để tỏ ra mạnh mẽ. Đến thời hiện đại, trai gái học ngang nhau nên để con trai tỏ ra mạnh mẽ càng khó hơn. Vì vậy mẹ cần hỗ trợ giúp con có sự tự tin, tinh thần chiến đấu.
Động lực của tự tin là
+ đạt được mục tiêu đặt ra 目標をクリアできる
+ vượt qua được khó khăn 難しい事を乗り越える
+ tin tưởng bản thân 自分がきっとできる
tóm lại là 野心
Nhật gần đây ko xếp hạng ko xếp thứ nên ngược lại khiến trẻ mất đi tinh thần chiến đấu
Vì vậy, cần lựa chọn việc con thích và tương đương với năng lực để cho con thử thách. Khi con làm được sẽ thấy tự tin hơn. Nên tránh bắt con làm cái khó quá, thua nhiều quá sẽ khiến con mất tự tin. Khi con thua hãy nói con cố lên, nghĩ cách chiến thắng, chứ ko phải mắng con ngu dốt. Mẹ cần động viên kịp thời khi con thua con gái hay thua bạn cùng tuổi.
2. Mẹ và con trai
Khi con bé thì mẹ và con trai gắn bó thân thiết là hoàn toàn OK, ko lo マザコン. Mẹ cần dạy con sự thật 本音 chứ ko phải 建前 (tham khảo thêm ảnh ).
Ví dụ:
建前: không học được nhưng tính cách tốt là được rồi
本音: tính cách tốt là tốt, Nhg ko học tốt cũng ko sao là nói điêu đó
Cần chỉ cho con sự thật khốc liệt của cuộc sống.
Tin tưởng con, không nói hạ thấp con. できないのではなく、できるはずと信じる
3. Cách dạy con lễ nghĩa
+ Dạy con phân biệt việc tốt và việc xấu. Khi thành người lớn con cũng cần tuân thủ luật pháp nên từ bé cũng cần biết tuân thủ quy tắc trường lớp. Ko thể vì học giỏi học tốt mà xem nhẹ lễ nghĩa.
7 quy định trong nhà của tác giả
(1) chào hỏi lễ phép
(2) không đánh người khác
(3) không nói dối
(4) không giấu diếm
(5) xin lỗi ngay khi làm việc xấu
(6) giữ lời hứa
(7) giữ gìn quy tắc gia đình và xã hội
Những quy tắc này bố mẹ cần đảm bảo thực hiện tốt đầu tiên. Nói rõ ràng với con đây là quy định của gia đình. Con cần tuân theo. Không phải nhà bạn làm khác thì con cũng làm khác dc.
+ Cách uốn nắn đúng
Chỉ rõ cho con việc làm xấu và việc làm tốt, chứ ko phải uốn nắn cảm xúc của con. Ví dụ có thể cấm con ko được gọi bạn là ngu ngốc, chứ ko thể cấm con nghĩ bạn là ngốc được. Vì cảm xúc con người là tự nhiên, ko uốn nắn được.
Dạy con bằng cách nói để con tiến bộ hơn, chứ ko phải càu nhàu chê bai con. Ví dụ ko nên kêu sao con dốt vậy, điểm thấp vậy. Mà nên giúp con phân tích xem chỗ nào hiểu, chỗ nào chưa hiểu, ví dụ phân tích điểm kém do mải chơi game, ko học, vậy lần sau cần giảm giờ chơi game tăng giờ học.
Bố mẹ cũng cần nghiêm túc, thống nhất thái độ. Cần tránh việc như sau
+ đã lên quy tắc nhưng dần dần lại ko rõ ràng. Ví dụ quy định 9h ngủ Nhg vì lý do này kia toàn 11h mới ngủ
+ lấy lý do khác để ko giữ lời
Ví dụ con làm điểm cao thì được thưởng nước uống, Nhg vì lý do nào đó tức giận lại ko mua cho con
+ bảo con làm nhưng bố mẹ lại không thực hiện
+ cấm đoán con đầu, Nhg lại cho phép con thứ làm
Để tạo thói quen cho con thì phải nhắc đi nhắc lại. Nói một hai lần con không nhớ được. Nhưng nhắc nhở theo cách giúp con tốt lên, chứ ko phải phàn nàn kêu ca.
Giao việc nhà cho con trai đang dần tăng lên, nhưng cần nhìn nhận con khéo tay hay không khéo. Đừng vì con không khéo tay mà mắng con. Thay bằng mắng những việc con kém, hãy giao cho con làm những việc con có thể làm tốt
4. Việc học hành, rèn luyện giúp con trai mạnh mẽ hơn
+ Hãy cho con thử nhiều bộ môn nghệ thuật thể thao, để tìm thấy tài năng trong con. Bố mẹ là người tạo cơ hội, thầy cô sẽ nhìn nhận được tài năng của con. Thiên tài không phải do tạo ra mà do tìm ra. Hãy sớm tìm xem tài năng của con ở đâu.
+ Nếu không thấy tài năng của con bên nghệ thuật, thể thao, thì đầu tư cho học hành cũng là một cách. Soroban, kumon, kanji là những thứ học được. Trải qua vun đắp, duy trì hàng ngày, con sẽ tăng dần năng lực và sẽ thấy tự tin, khả năng cạnh tranh cao hơn.
– Luyện soroban, kumon hoặc tính 100 ô để luyện tốc độ tính nhanh cho con
– Ngoài ra tầm đến giữa cấp 1 trẻ nhớ dễ dàng nên hãy cho con luyện kanji. Tầm 9,10 tuổi là có thể nhớ hết kanji cấp 1.
– Tiếng Anh nhiều nhà thấy cần cho học sớm từ cấp 1, nhưng nếu chỉ tuần 1 buổi thì cũng không hiệu quả lắm. Nếu con muốn học tiếng Anh thì nên cho đi trại hè hoặc học Native 1:1, còn không thì để vào cấp 2 học cũng được. Vì những năm cuối cấp 1 còn phải tập trung thi cấp 2
+ Juku giúp con trai phát triển
Nên chọn juku mà cách dạy thầy cô hợp với con mình, và juku có thành tích thi tốt, chứ không phải chọn vì thương hiệu. Nếu cách dạy thầy cô hợp với con sẽ giúp con ham học hơn, thầy cô cũng giúp con luôn ở trạng thái tốt nhất.
Trường học hiện tại không đủ để đảm bảo khai phá hết được năng lực của con, nên việc học thêm là cần thiết. Nếu mẹ có thể dạy con thì tốt, nhưng mẹ không khống chế được cảm xúc sẽ khiến con trở nên chán học hành. Vì vậy nếu mẹ không dạy được thì cho con đi juku là hợp lý. Con theo được chương trình trên lớp, hiểu bài sẽ cảm thấy ham học hơn.
+ Bức tường 9 tuổi
Trẻ chuyển từ ghi nhớ suy luận đơn giản sang suy nghĩ trừu tượng tầm 9 tuổi, nên có từ “bức tường 9 tuổi”. Nhưng bố mẹ không nên bị áp lực về điều này, tốc độ phát triển của đứa trẻ khác nhau nên nếu 9 tuổi mà con vẫn giai đoạn suy nghĩ đơn giản, học thuộc thì hãy cứ rèn luyện con nằm cách học kanji, tính toán đơn giản, học thuộc phần khoa học, xã hội. Đừng vội đánh giá con yếu kém.
Nhất là con trai phát triển chậm theo tốc độ của mình nên bố mẹ càng cần kiên nhẫn, tránh việc làm con mất tự tin dẫn đến việc chán học. Hãy tìm phương pháp học phù hợp với sự phát triển của con.
Bạn có thể mua sách này trên Rakuten Book hoặc Amazon để đọc tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Tác giả: chị Ngọc Hà.
Cảm ơn chị Ngọc Hà đã cung cấp bài viết cho KVBro.
Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.
Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.