Site icon KVBro

MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Có lẽ nhiều bố mẹ rất hồi hộp khi con sắp vào tiểu học tại Nhật và tự hỏi các con làm gì ở trường. Hãy cùng KVBro tìm hiểu nhé!

Tổng thời gian các tiết học và giờ tan học ở trường tiểu học sẽ khác nhau tùy vào từng ngày trong tuần và từng khối lớp. Thời gian mỗi tiết học là 45 phút. Ngày nghỉ là thứ 7, Chủ Nhật và các ngày lễ. Tùy khu vực, chẳng hạn nhiều khu ở Tokyo có trường sẽ học thêm 2 buổi sáng thứ 7 trong 1 tháng, có trường chỉ học 1 thứ 7 trong 1 tháng, hoặc nghỉ hoàn toàn ngày thứ 7.

Học sinh chủ yếu học và hoạt động trong lớp của mình. Mỗi giáo viên phụ trách một lớp học trong suốt năm học. Giáo viên này được gọi là 担任の先生 (Tannin no sensei – Giaó viên chủ nhiệm). Hầu hết các tiết học đều do Giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Ở mỗi lớp, số lượng học sinh lớp 1 không quá 35 học sinh, số lượng học sinh từ lớp 2 trở lên không quá 40 học sinh (Tùy từng địa phương sẽ có trường hợp ngoại lệ.)

Hoạt động buổi sáng:

Buổi sáng, sau khi đến trường, học sinh vào lớp học của mình, để đồ dùng học tập mang theo vào ngăn kéo bàn của mình và cặp sách vào tủ. Sau đó, tùy từng trường hoc sẽ có giờ tự học như giờ “đọc sách”, “viết chữ” hay “luyện tính toán”. Bé nhà mình rất thích giờ đọc sách, giờ đó các bạn được vào thư viện và tự chọn sách mà mình yêu thích. Đây là giờ mà mình thấy thiếu trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, nhờ giờ đọc sách mà các trẻ em Nhật ban đầu có thể chưa mê đọc cũng có nhiều thời gian tiếp cận sách vở và tạo thói quen đọc sách từ nhỏ.

Thỉnh thoảng, Nhà trường sẽ tổ chức buổi tập trung toàn trường vào thứ 2. Trong buổi tập trung này, học sinh sẽ lắng nghe hiệu trưởng phát biểu và có lễ tuyên dương.

Họp buổi sáng

[Ví dụ:]

+ Chào hỏi vào buổi sáng
+ Theo dõi sức khỏe: kiểm tra tình trạng sức khỏe của học sinh trong ngày hôm đó
+ Kiểm tra diện mạo: kiểm tra xem học sinh đã cắt móng tay chưa, mắt có gèn hay không…
+ Kiểm tra đồ mang theo: kiểm tra xem học sinh có mang đủ đồ cần thiết cho ngày hôm đó không, có quên đồ gì không
+ Nghe giáo viên phát biểu: nghe giáo viên thông báo kế hoạch trong ngày và những thông tin quan trọng.

Tiết học

Ở hầu hết các trường tiểu học, chuông sẽ reo khi bắt đầu tiết học và kết thúc tiết học. Trước khi chuông bắt đầu tiết học reo, học sinh sẽ ngồi vào ghế của mình, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo và ngồi chờ tiết học bắt đầu.

Thời gian nghỉ giải lao

Thời gian nghỉ giải lao giữ các tiết học là khoảng 10 phút đến 20 phút. Vào thời gian nghỉ ngắn, học sinh sẽ đi vệ sinh và chuẩn bị cho giờ học tiếp theo. Vào thời gian nghỉ dài, học sinh có thể chơi đùa ở sân vận động hay sân chơi.

Hầu hết nhà vệ sinh ở trường tiểu học đều theo phong cách Nhật Bản (washiki). Thông thường, mỗi khối lớp sẽ được bố trí khoảng một nhà vệ sinh phong cách phương Tây (youshiki). Nếu nhà vệ sinh ở trường học khác với nhà vệ sinh ở nhà thì học sinh sẽ lúng túng khi sử dụng.

Các bạn tham khảo cách sử dụng nhà vệ sinh theo phong cách Nhật Bản (washiki) và hướng dẫn bé nhé.

Bữa trưa ở trường (Kyuushoku)

Bữa trưa ở trường tiểu học do học sinh tự phân phát và dọn dẹp. Thời gian ước tính cho bữa trưa là “15 phút chuẩn bị”, “10 phút dọn dẹp”. Học sinh sẽ cùng nhau ăn bữa trưa đầy đủ chất dinh dưỡng một cách vui vẻ.

Dọn vệ sinh

Ở trường tiểu học của Nhật, học sinh phân công nhau dọn dẹp sạch sẽ những nơi mình sử dụng như lớp học, nhà vệ sinh hay sân vận động… Học sinh không phải lúc nào cũng dọn dẹp một khu vực mà phân công nhau dọn dẹp các khu vực khác nhau.

Họp trước khi về nhà

Mỗi lớp học sẽ tổ chức họp trước khi về nhà sau khi tất cả các tiết học trong ngày kết thúc. Đây là thời gian học sinh sẽ nhìn lại những sự việc trong ngày và lắng nghe thông báo cho ngày tiếp theo. Trong buổi họp, giáo viên sẽ ghi lên bảng những đồ dùng cần mang theo cho ngày tiếp theo, học sinh phải ghi vào Sổ liên lạc (Renrakuchou) của mình.

Chương trình giữ trẻ (Gakudou hoiku) và Lớp học dành cho trẻ em sau khi tan học (Houkago Kodomo Kyoushitsu)

“Chương trình giữ trẻ” và “Lớp học dnafh cho trẻ em sau khi tan học” là những chương trình dành cho trẻ em sau khi tan học. Mỗi địa phương sẽ có các tên gọi khác nhau như “Nakayoshi Club” hay “Twilight School”. Các chương trình này chủ yếu được bố trí ở khu vực trong nhà trường hoặc trung tâm thiếu nhi (jidoukan) nên học sinh có thể chơi ở sân trường và khu vui chơi trong nhà. Giáo viên hướng dẫn thường xuyên quan sát để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Chương trình giữ trẻ: (quy định khác nhau tùy từng địa phương)
[Đối tượng] Đối tượng chủ yếu là học sinh dưới 10 tuổi (học sinh từ lớp 3 trở xuống) có bố mẹ đang đi làm.
[Thời gian] Ngày thường từ sau khi tan học đến 18 giờ, thứ 7 từ 9 giờ đến 18 giờ. Nhiều nơi nghỉ chủ nhật và ngày lễ.
[Lệ phí] Lệ phí bao gồm tiền ăn bữa phụ

Lớp học dành cho trẻ em sau khi tan học (quy định khác nhau tùy theo từng địa phương)

[Đối tượng] Tất cả học sinh của trường tiểu học công lập
[Thời gian] Ngày thường từ sau khi tan học đến 16 giờ hoặc 17 giờ. Nhiều nơi nghỉ thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ.
[Lệ phí] hầu hết các nơi đều miễn phí

Hoạt động câu lạc bộ (Bukatsudou)

Ở một số trường tiểu học, học sinh từ lớp 4 trở lên sẽ tham gia “hoạt động câu lạc bộ”. Đây là hoạt động tổ chức cho học sinh chơi thể thao hay hoạt động văn hóa sau khi tan học. Học sinh có tham gia hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường, có trường yêu cầu bắt buộc tất cả học sinh tham gia nhưng có trường chỉ học sinh có nguyện vọng mới tham gia.

Một số ví dụ về các hoạt động: bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, điền kinh, bóng đá, nhạc cụ bộ hơi, hợp xướng, chăm sóc động thực vật, đọc sách, hội họa.

 

Bài viết có tham khảo tài liệu chính thức của Bộ Giáo dục Nhật Bản và có bổ sung theo kinh nghiệm riêng.

Hy vọng rằng bài viết này củaKVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.


KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

 

Exit mobile version