NGÔN NGỮ SỬ DỤNG TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT BẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Sau đây KVBro xin chia sẻ lại bài viết về “Ngôn ngữ sử dụng trong gia đình người Việt tại Nhật Bản” của tổ chức hỗ trợ trẻ em người nước ngoài thuộc đại học sư phạm Aichi (愛知教育大学 外国人児童生徒支援リソースルーム). Tại bài viết, các chuyên gia giáo dục của Nhật đề cao việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt-tiếng mẹ đẻ trong gia đình, tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái cũng như một lợi thế khi trẻ biết nhiều ngôn ngữ.

Contents

Tầm quan trọng của ngôn ngữ sử dụng trong gia đình

Con bạn đang sử dụng ngôn ngữ gì khi nói chuyện với bố mẹ? Tiếng mẹ đẻ của bố mẹ hay tiếng Nhật?

Ngôn ngữ sử dụng trong gia đình rất quan trọng đối với trẻ. Nếu trẻ học tốt ngôn ngữ sử dụng trong gia đình thì cũng sẽ học tốt được tiếng Nhật. Có bố mẹ nào cấm con mình sử dụng tiếng mẹ đẻ, khuyên con sử dụng tiếng Nhật ngay cả trong gia đình chỉ vì muốn con mình nhanh chóng giỏi tiếng Nhật không?
Năng lực tiếng mẹ đẻ của trẻ nhỏ chưa thể hoàn chỉnh được. Do trẻ sống trong môi trường là nhà trẻ và trường mẫu giáo, có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật nên trẻ sẽ dần giao tiếp được bằng tiếng Nhật. Trẻ học ngôn ngữ rất nhanh nhưng cũng quên rất nhanh. Nếu tiếp xúc với tiếng Nhật nhiều, trẻ sẽ không thể nói được tiếng mẹ đẻ nữa.

→Vì vậy bố mẹ đừng quá lo lắng khi con chưa nói được nhiều tiếng Nhật, hãy cố gắng giữ gìn tiếng Việt cho con thông qua việc giao tiếp với con bằng tiếng Việt trong gia đình nhé. Đây là quan điều mà KVBro luôn luôn cố gắng thực hiện để giữ gìn tiếng Việt cho con.

CÁCH GIỮ GÌN TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ quên tiếng mẹ đẻ hoặc không thể học được tiếng mẹ đẻ?

【Bố mẹ không thể giao tiếp được với con mình!】
Vấn đề nghiêm trọng nhất khi trẻ quên tiếng mẹ đẻ hoặc không thể học được tiếng mẹ đẻ là trẻ sẽ đánh mất ngôn ngữ để giao tiếp với bố mẹ. Trẻ đánh mất ngôn ngữ để giao tiếp với bố mẹ nghĩa là như thế nào? Bố mẹ có nghĩ trẻ chỉ cần nói được tiếng Nhật không?
Khi còn nhỏ, trẻ có thể giao tiếp được với bố mẹ bằng cách sử dụng những câu tiếng Nhật đơn giản mà bố mẹ hiểu được. Tuy nhiên, khi trẻ học lên trung học cơ sở và trung học phổ thông, nếu bố mẹ nói bằng tiếng mẹ đẻ thì trẻ sẽ nói bằng tiếng Nhật, và dẫn đến tình trạng bố mẹ và trẻ không thể trao đổi được với nhau về việc học tập hay tương lai của trẻ.

【Trẻ sẽ gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng!】
Như đã nói ở trên, nếu trẻ học tốt ngôn ngữ sử dụng trong gia đình thì cũng sẽ học tốt được tiếng Nhật. Ngược lại, nếu trẻ không học tốt ngôn ngữ sử dụng trong gia đình thì cũng sẽ không học tốt được tiếng Nhật.
Khi trẻ bắt đầu học tiểu học, rất nhiều từ ngữ và khái niệm cần thiết cho việc học sẽ xuất hiện. Những từ ngữ và khái niệm đó sẽ trở nên trừu tượng hơn khi trẻ học lên lớp lớn hơn. Nếu trẻ có đủ năng lực tiếng mẹ đẻ và có thể suy nghĩ, tư duy bằng tiếng mẹ đẻ thì trẻ có thể hiểu được ý n ghĩa từ ngữ bằng cách chuyển đổi từ ngữ đó sang tiếng mẹ đẻ cho dù trẻ không hiểu tiếng Nhật. Tuy nhiên, việc học những khái niệm mới mà trong tiếng mẹ đẻ hay tiếng Nhật trẻ đều không biết là một việc rất khó khăn đối với trẻ.
Khi số lượng từ ngữ mà trẻ không hiểu dù có giải thích bằng tiếng Nhật hay tiếng mẹ đẻ tăng lên thì trẻ sẽ không theo kịp nội dung học ở trường.

Phụ huynh nên làm gì?

Phụ huynh nên coi tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ và tiếng Nhật tương đương nhau. Phụ huynh không nên có những suy nghĩ như “Đang sống ở Nhật nên chỉ cần học tiếng Nhật” hay “Kiểu gì cũng về nước nên chỉ cần học tiếng mẹ đẻ”. Phụ huynh nên nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ mình thành thạo nhất (tiếng mẹ đẻ), không nên cố nói tiếng Nhật một cách gượng gạo. Nhờ đó, trẻ sẽ hình thành khả năng phân biệt, sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nhật theo từng tình huống.

Nguồn: www.resource-room.aichi-edu.ac.jp/

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản