KHI NÀO NÊN CHO BÉ HỌC VIOLIN?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (9 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Là ba mẹ thì ai cũng mong muốn sẽ hỗ trợ con, mang đến cho con nhiều cơ hội để thành công nhất, và đương nhiên chúng ta đều nhận thức được lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại. Trong một vài thập kỷ gần đây, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rất nhiều minh chứng cho thấy rèn luyện âm nhạc giúp cho sự phát triển của não bộ. Thật vây, đây là một trong những phương pháp hiệu quả được biết đến hỗ trợ sự phát triển nhận thức, xây dựng kỹ năng vận động tinh, và củng cố sự hiểu biết cho trẻ em.

Đối với các bậc ba mẹ thuộc dạng mù âm nhạc như mình, sẽ rất bối rối không biết khi nào trẻ nên bắt đầu học. Với tất cả các thông tin mình tìm hiểu được, mình cũng không chắc chắn khi nào nên cho bé chọn một loại nhạc cụ và đương nhiên mình đã cố gắng tìm hiểu để không để lỡ khung thời gian quan trọng.

Theo tìm hiểu của mình, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng càng bắt đầu các bài học âm nhạc càng sớm, càng tốt cho bé hơn. Hầu hết đều đồng ý rằng những bài luyện tập violin cơ bản trước khi bé lên 7 sẽ cho những kết quả rõ rệt. Rõ ràng là sự phát triển của não bộ, đặc biệt từ tuổi lên 4 đến 7, đặc biệt phù hợp để thẩm thấu âm nhạc. Vâng, vậy liệu những bé bắt đầu học nhạc muộn hơn sẽ không hữu ích?

Thật ra, câu trả lời, cũng như rất nhiều quyết định chọn nhạc cụ nào hay thời điểm nào, là một vấn đề cá nhân. Nếu bạn không chắc chắn về việc khi nào bé nên bắt đầu học nhạc, những hướng dẫn sau đây sẽ hỗ trợ để bạn đưa ra quyết định – làm sao để con bạn hưởng được nhiều lợi ích nhất từ giáo dục âm nhạc.

Contents

Chìm đắm trong âm nhạc từ bé

Như đề cập ở trên, có rất nhiều nghiên cứu khuyến nghị rèn luyện âm nhạc nên bắt đầu trước 7 tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là bé không thể bắt đầu xây dựng nền tảng sớm hơn. Thực ra, nếu bạn muốn con bạn thẩm thấu và rèn luyện âm nhạc kể cả khi lớn lên (một nền tảng để thành công), nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc sớm rất quan trọng.

Từ khi sinh cho đến hai tuổi, bạn có thể giới thiệu khái niệm âm nhạc đơn giản. Các hoạt động di chuyển đơn giản như quay hay đệm theo điệu nhạc, vỗ tay hay hát với em bé có thể giúp kết nối nhận thức và âm thanh. Một trong những hình thức hỗ trợ vận động cùng âm nhạc mà mình thích là lớp học Gymboree, các bé được hát, vận động theo nhạc, vừa phát triển kỹ năng vận động, vừa hòa mình vào nhịp điệu âm thanh.

Bạn có thể tham khảo thông tin về trường Gymboree tại Nhật ở đây.

Đến 3 tuổi, bạn có thể bắt đầu mở rộng đến các yếu tố “chính thức” hơn. Lớp học tuần 1 buổi tại trung tâm cộng đồng địa phương lại một lựa chọn tuyệt vời, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện việc huấn luyện này tại nhà. Giai đoạn này cần tập trung vào việc nhận biết cơ bản về nhịp điệu, giai điệu hay chỉ là nhận biết sự khác nhau giữa các nhạc cụ với flashcard và ghi âm.

Một trong những sai lầm cơ bản của ba mẹ là có thể bắt đầu huấn luyện nhạc cụ quá sớm. Nếu bạn cho bé bắt đầu luyện tập violin trước khi bé sẵn sàng, áp lực có thể dẫn đến sự ghét bỏ và phản kháng. Thực ra, trong khi các hoạt động tạo phấn khích cho bé sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức tích cực hơn, các nghiên cứu đã cho thấy ép buộc trẻ thực hành hay học một nhạc cụ có thể tạo ra nhiều cortisol – một hóc môn gây stress có hại cho sự phát triển não bộ.

Điều quan trọng để tập trung lứa tuổi này là làm cho các buổi học nhạc “không chính thức” hay “chính thức” thú vị và vui vẻ. Nếu trẻ không thèm chú ý hay bị bắt ép tham gia, bất kỳ lợi ích tiềm ẩn cho việc bắt đầu học violin sớm nào đều sẽ bị loại bỏ.

Violin cho trẻ

Một khi bé đã vào lứa tuổi mẫu giáo (khoảng 4-5 tuổi), đây là thời điểm tuyệt vời để bé thể hiện sự yêu thích một nhạc cụ nào đó. Violin có rất nhiều size phù hợp cho từng lứa tuổi, vì vậy bạn sẽ không gặp vấn đề khi tìm một size phù hợp với chiều cao, độ dài của tay… của con bạn. Bạn có thể tìm mua đồ cũ hay mới trên rakuten (link rakuten). Vì giai đoạn này chỉ là thử nghiệm sự yêu thích, mình cho rằng không cần thiết phải mua đồ đắt tiền. Bạn có thể tìm hiểu về size violin ở đây, và xin thêm tư vấn của thầy cô giáo để lựa chọn đúng nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm tại trang web này.

Bạn hãy tìm cách cho trẻ tham gia vào quá trình chọn đàn violin và lựa chọn thầy cô giáo. Giai đoạn này thầy cô hợp với bé rất quan trọng. Các bài học cá nhân đương nhiên rất tuyệt vời, nhưng cũng có một số lớp học online và chương trình phần mềm được thiết kế dạy violin cho người mới bắt đầu. Các lựa chọn này có thể được xem là giá cả mềm hơn và như một trò chơi, và các bài học tương tác có thể xem là một trò vui hơn là một công việc bé phải làm.

Hãy thư giãn. Bạn không muốn hủy hoại nhiệt huyết học hành của bé bằng cách cho bé tham gia vào lớp học mà bé không thích. Ý tưởng cho giai đoạn này là tiếp tục nuôi dưỡng sở thích của bé thông qua phương pháp hướng dẫn vui vẻ, thú vị.

Giai đoạn này mình cho bé nhà mình cùng học nhóm với một số bạn cùng tuổi với một thầy giáo tốt nghiệp ở Singapore về quản lý âm nhạc, thầy biết chơi nhiều nhạc cụ, và đương nhiên rất giỏi nhạc lý. Nhóm mình đã yêu cầu thầy dạy cảm nhận âm nhạc là chủ yếu như dạy thanh nhạc (hát) và một số kiến thức liên quan đến đàn…Đây là một thầy giáo giỏi mà mình rất trân trọng.

Quyết định tuổi nào để bắt đầu bài học violin chính thức

Không có một khái niệm nào về độ tuổi phải bắt đầu cho học violin. Đây là một quyết định cá nhân. Mặc dù các nghiên cứu khuyến nghị bắt đầu luyện tập nhạc cụ trước 7 tuổi có những tác động tốt nhất cho sự phát triển, điều đó không có nghĩa là trẻ không thể bắt đầu trễ hơn và vẫn đạt được những lợi ích mà giáo dục âm nhạc đem lại. Điều này chỉ có nghĩa bé phải nỗ lực và chú ý hơn khi học. Bản thân mình biết hai bạn nhỏ bắt đầu luyện piano sau 7 tuổi và đã đạt được trình độ mà nhiều bạn bắt đầu từ lúc 3-4 tuổi vẫn không theo kịp, đó là do nỗ lực cũng như đam mê của mỗi đứa trẻ.

Điều mà ba mẹ cần cân nhắc đó là sự yêu thích của bé. Một vài bé sẽ muốn bắt đầu rất sớm, trong khi một số khác không hề thấy thích kể cả khi lớn hơn. Chìa khóa cho ba mẹ là giới thiệu khái niệm âm nhạc sớm và để cho sự tò mò tự nhiên dẫn dắt trẻ khi nào bắt đầu chính thức cùng violin. Theo chiến dịch này sẽ bảo đảm bé lĩnh hội được nhiều nhất từ việc rèn luyện.

Theo các chuyên gia, có ba yếu tố để cân nhắc:

  • Năng lực học thuật;
  • Năng lực thể chất;
  • Sự trưởng thành về cảm xúc

Một bạn nhỏ học violin phải có mức độ tối thiểu năng lực học thuật để có thể hòa nhịp với các bài học cá nhân. Khả năng đếm rất quan trọng, và thường trẻ phải bắt đầu học đọc nữa.

Trẻ cũng phải có sự khéo léo về vận động tinh đối với tay và ngón tay, và có thể hiểu tay nào cầm violin, và tay nào cầm cây vĩ, vì vậy ít nhất bé phải biết được bên trái, bên phải…

 

Tất cả các bé học nhạc đều phải có sự trưởng thành về mặt cảm xúc nhất định để hợp tác với giáo viên ít nhất 30 phút, trong khi vẫn giữ được tác phong tốt. Thêm vào đó, bé cần phải thực hành ít nhất 15 phút mỗi ngày một khi đã bắt đầu bài học để nâng cao và có những bài học chất lượng.

Đối với trường hợp của bé nhà mình, bé bắt đầu vào lúc 5 tuổi vì trường mẫu giáo bé mới chuyển đến có một lớp học violin bắt buộc. Một số bạn lựa chọn học thêm riêng để nâng cao so với giờ học chung. Sau vài tháng học chung, bé yêu cầu mình cho bé học thêm và tự nói lựa chọn nhạc cụ này. Mình đã rất phân vân vì mình biết có thể sở thích này là nhất thời vì môi trường xung quanh bé nhiều bạn chơi violin nên bé bị cuốn hút theo. Khi trao đổi với thầy giáo, thầy cũng bảo bé có tiếp thu tốt dù đang phải học đuổi theo các bạn. Chính vì vậy mình quyết định mua đàn, chứ không thuê đàn như trước nữa và cho bé học chính thức. Quả thật giai đoạn này bé tỏ ra rất thích thú, tự giác tập luyện và được thầy cô khen ngợi, mình nghĩ môi trường đã giúp bé có động lực trong việc luyện tập.

Về sau này, vì chuyển nhà bé rời khỏi môi trường này và thử nghiệm việc học tập violin với một số thầy cô khác nhau nhưng lại không phù hợp và không làm bé yêu thích như trước. Dù ba mẹ có gợi ý nếu không yêu thích thì nghỉ học, bé vẫn yêu cầu được học violin “vì con vẫn thích” nhưng gần như không luyện tập thêm tại nhà. Đây vẫn là một vấn đề mà gia đình mình đã phải đối mặt và tìm cách tháo gỡ. Mình vẫn nghĩ rằng mỗi đứa trẻ có một đam mê, năng khiếu khác nhau, và ở mỗi giai đoạn khác nhau đam mê đối với âm nhạc cũng có sự khác biệt. Do đó, cần sự kiên trì của bố mẹ với phương pháp thích hợp, đừng gây sức ép dập tắt niềm yêu thích của bé. Dù không thể theo bé như là một nghề kiếm cơm (theo định hướng đầu tư của nhiều bố mẹ), thì mình nghĩ âm nhạc và học nhạc cụ cũng có những giá trị vô hình cho đời sống của trẻ trong quá trình trưởng thành và cả khi trưởng thành.

Sau một thời gian, mình tìm hiểu và cho con thi vào một dàn orchestra không quá xa nhà, với mong muốn có môi trường thúc đẩy cho bé duy trì tình yêu với violin. Và cũng may mắn tìm được cô giáo khá phù hợp.  Và đến giờ, mình nghĩ đây là một sự lựa chọn đúng đắn. Từ khi tham gia dàn orchestra, bé có biểu hiện tích cực và có trách nhiệm hơn, ngoài việc luyện tập cùng dàn 2, 3 buổi/ tháng; bé có ý thức tự tập ở nhà hơn mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Vì cơ bản gia đình mình không có ý định xem âm nhạc sẽ là một nghề sau này, chỉ cần bé biết âm nhạc, có ý thức, trách nhiệm với việc học của mình, biết cách làm việc nhóm, lại có môi trường cho bé kết nối với những bạn cùng sở thích… thì đã đảm bảo được yêu cầu gia đình đặt ra. Và mình rất hài lòng vì bé vẫn giữ được niềm yêu thích với thời gian đầu tư vừa phải.

Nếu bạn cân nhắc cho con học nhạc cụ dù violin hay piano, hãy lắng nghe trẻ và tình yêu của trẻ với âm nhạc nhé.

Bạn tham khảo thêm bài viết của KVBro về học PIANO CHO TRẺ EM nhé.

 

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (9 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.