NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI CHO TRẺ SOI/NHÌN GƯƠNG

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Bạn biết không, có một món đồ chơi mà bé nào cũng rất thích mà nhà bạn chắc chắn có đó chính là chiếc gương. Hãy cho trẻ tự nhìn thấy mình trong gương và cùng chơi với chon, cho con nhìn thấy gương mặt tươi cười, ánh mắt nhìn trìu mến và giọng nói tràn đầy yêu thương của mẹ, bé sẽ vô cùng thích thú. Hãy cùng KVBro tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ soi gương qua kinh  nghiệm của mẹ Hanah-Gạo nhé.

Mình cho bạn Gạo nhìn gương bắt đầu lúc từ viện về nhà (6 ngày tuổi). Mỗi ngày sau khi ti xong, lúc bế con ợ hơi, mình kết hợp cho con nhìn vào gương. Hoặc trong giờ chơi của bạn ấy.

Thời gian đầu tất nhiên là con chỉ mở mắt nhìn vài giây và ngủ luôn, nhưng dần dà đến tuần thứ 4,5 trở lên, là bạn ấy có phản xạ khi soi gương, từ chỗ nhìn chăm chú lâu hơn, đến tầm 8, 9 tuần là nói chuyện với bạn trong gương, cười với bạn ấy, quan sát những vật hiện hữu trong gương. Khi mẹ làm động tác lè lưỡi, bạn ấy nhìn mẹ trong gương và quay qua nhìn mẹ ở ngoài. Bạn ấy còn cố chạm tay vào gương.

⏰ Những lợi ích khi cho trẻ nhìn/soi gương
1. Trẻ học cách nhận biết về BẢN THÂN trẻ, biết mình là một cá thể độc lập riêng biệt. Trẻ học cách nhận diện bản thân. Dần dà trẻ nhận biết hình ảnh trong gương là chính trẻ, đây là sự phát triển bước ngoặt về nhận thức của trẻ.
2. Giúp trẻ nhận ra sự chuyển động, vận động của cơ thể trẻ và của người/vật xung quanh.
3. Giúp trẻ nhận biết được những biểu hiện cảm xúc trên gương mặt.
4. Giúp trẻ nhận biết được những sự vật tồn tại xung quanh, phát triển khả năng quan sát.
5. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ ê a nói chuyện với “bạn” trong gương. Bố mẹ có thể chỉ và gọi tên các bộ phận trên gương mặt và cơ thể trẻ để trẻ nhận biết và ghi nhớ tên gọi, tập gọi tên các bộ phận ấy.
6. Giúp trẻ học về sự phản hồi, khi trẻ cười thì hình ảnh trong gương cũng sẽ cười.
7. Có thể khiến trẻ bình tĩnh hơn. Chiêu này khá là thú vị, nếu em bé nhà bạn đang khóc vì khó chịu một vấn đề gì đấy. Bạn có thể kết hợp ôm con, vỗ trấn an và cho con nhìn thấy gương mặt mình trong gương (thường là gương đứng).
8. Giúp trẻ học và điều khiển hành vi của bản thân.
9. Phát triển khả năng tập trung, chú ý của trẻ. Trẻ sẽ tập trung vào các mục tiêu, chuyển động, hình ảnh.
10. Bố mẹ chơi trò peekapoo / ú oà với con trước gương giúp trẻ nhận biết được sự tồn tại/biến mất của sự vật/ người.
11. Phát triển sự phối hợp tay-mắt.
12. Tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ và con, con nhìn được gương mặt của bố mẹ trong gương. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội (giao tiếp, phản hồi) và tình cảm xúc cảm.
13. Mở rộng tầm nhìn của trẻ.
14. Giúp trẻ học cách điều khiển vận động cơ thể theo ý muốn.

⏰ Một số trò chơi cùng con với gương
1. Ú oà/peekapoo
2. Bắt chước: bạn và con cùng soi gương, bạn thử le lưỡi hoặc cười trước gương để trẻ nhìn thấy, lặp đi lặp lại. Và điều bất ngờ thú vị là con cũng sẽ làm y hệt bạn ?
3. Trò chuyện: nói chuyện với con, thay vì nhìn con ở ngoài thì nhìn con trong gương.
4. Biến đổi gương mặt: thay đổi các trạng thái cảm xúc trên gương mặt để trẻ nhìn, kết hợp với việc gọi tên các cảm xúc ấy.
5. Để trẻ tự soi gương và chơi: đây là khoảng thời gian quan trọng để trẻ tự mình tập trung quan sát mọi hình ảnh và cử động trong gương.

⏰ Những loại gương nên sử dụng
1. Gương đứng: tận dụng gương ở tủ quần áo, gương treo tường, gương đứng, gương phòng tắm.
2. Gương nằm: thường dùng khi trẻ ở tư thế lật, tummy time hoặc trẻ tự soi khi nhìn nghiêng.

※CHÚ Ý: Mặc dù việc cho con soi gương và chơi cùng con với gương rất tốt cho sự phát triển của con nhưng các mẹ cũng cần chú ý bé dùng tay hay đồ chơi đập mạnh vào gương làm vỡ gương gây nguy hiểm cho con. Khi chơi với con, bạn nhớ dặn con nhiều lần là cần phải “NHẸ NHÀNG” với “bạn GƯƠNG” nhé! Ngoài ra, nếu là chiếc gương lớn cần phải treo cố định chắc vào tường vào tủ để tránh bị đổ vỡ gây nguy hiểm cho con. Còn nếu là đồ chơi có gắn gương, bạn chú ý chọn loại không vỡ (chuyên dụng cho trẻ)

?Tài liệu tham khảo
https://journals.sagepub.com/d…/abs/10.1177/0022022110381114
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3807794/
https://www.howwemontessori.com/…/the-importance-of-the-mon…

The Montessori Infant Mirror


https://pathways.org/blog/mirrors-good-baby/
https://parenting.firstcry.com/…/this-is-why-babies-love-…/…
https://babysparks.com/…/why-mirrors-are-good-for-your-bab…/
https://www.educatall.com/…/Exploring-mirrors-with-babies-a…
https://www.whattoexpect.com/…/playtime-tips/why-babies-lov…
https://youaremom.com/…/6-benefits-of-playing-with-you…/amp/
https://www.brighthubeducation.com/…/101124-mirrors-as-a-d…/

Có bố mẹ nào cũng thực hiện hoạt động này không? Chia sẻ cho mẹ Gạo với nhé!

Mẹ Hanah – Gạo ❤️

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản