KINH NGHIỆM CHO CON ĐI DU HỌC NGẮN HẠN TẠI NAM ÚC (Phần 1)
ĐỂ CON ĐI DU HỌC, NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN THÌ CÁC GIA ĐÌNH NÊN CHO CÁC CON ĐI DU HỌC NGẮN HẠN 1-2 LẦN TRƯỚC KHI ĐI DU HỌC CHÍNH THỨC. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐI DU HỌC NGẮN HẠN NẾU LÀ ĐỂ CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐI DU HỌC SAU NÀY THÌ CŨNG NÊN DẠY CHO CÁC CON CÁC KỸ NĂNG ĐI DU HỌC LUÔN TỪ NHỮNG CHUYẾN ĐI DU HỌC NGẮN HẠN ĐÓ.
Chuyến đi học hè của mẹ con mình đã kết thúc, mình viết lại kinh nghiệm cho bé đi học hè để các mẹ có thể tham khảo và tổ chức cho bé đi học. Cũng như nếu cho con đi học hè thì cũng lựa chọn trại hè ở Úc cho phù hợp.
Các mẹ nào nhiều tiền, sẵn sàng trả tiền mua trải nghiệm cho con thì ko cần đọc bài này của mình nhé. Bài viết chia sẻ này chỉ viết cho nhà hạn hẹp tiền nong mà ham đi học trời tây thôi ah. Vì để ko tốn tiền, cha mẹ cũng phải chuẩn bị kỹ cho con và mất thời gian lắm ạ.
Kinh nghiệm của mình chia làm 3 phần: Công tác chuẩn bị, quá trình thực học hè ở nước ngoài và những vấn đề rút kinh nghiệm.
Contents
PHẦN 1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
A. Chọn chương trình du học nào?
Nói thật là khi chuẩn bị cho con đi trại hè nước ngoài, mình cũng hoa mắt bởi các trại hè khác nhau với các loại hình khác nhau cũng như giá rổ rất là khác biệt. Thực sự là ko biết các mẹ có như mình ko? Chứ mình xem các trại chả biết cái gì với cái gì, mà tự dưng trong lòng thấy lo, chứ kể là thực sự giá cả cũng khá là mắc nữa. Các trại hè ở úc cho 4 tuần thường là 3500-6000 AUD. Nên mình cũng chả biết chọn thế nào.;
Lúc này tìm hiểu mình mới biết đến 5 loại trại hè quốc tế, mình chỉ tìm hiểu được 5 loại, nhà nào tìm được loại hình du học nước ngoài nào khác 5 loại này thì bổ sung thêm cho mình nhé.
1. Trại hè tiếng Anh theo kiểu học tiếng Anh.
Nghĩa là sinh viên quốc tế ko phải bản ngữ tụ thành 1 nhóm và đi học tiếng Anh với nhau ở một nước nói tiếng Anh như Sing, Philipin, Úc, Mỹ , New….. Thường nếu đoàn VN đông thì cả đoàn là học sinh việt nam luôn khỏi phải trộng khó quản lý. Các bạn sẽ có 1 chút thời gian học tiếng anh trong ngày (thường công khai trên chương trình), sau đó đi chơi các điểm nổi tiếng. Có chương trình thì cũng ko có đi đâu mà chỉ có hoạt động tại chỗ học. Vì điểm vui chơi và đi là khác nhau nên giá chương trình cũng thế mà cao thấp khác nhau phụ thuộc vào nước đến, rồi có đi nhiều ra ngoài hay ko?
Mình nghĩ là với bạn nào nhà có điều kiện và con tiếng Anh kém thì đi thế này cũng được, ko quá áp lực và cũng có tý gọi là học tiếng Anh chuẩn, có mở mang tầm mắt vì đi ra hẳn nước ngoài. Nhưng thực sự là mình vẫn thấy tiếc tiền vì con cũng nói tiếng Việt và giao lưu với các bạn Việt là chính.
2. Trại hè trong một lĩnh vực hẹp
Ví dụ như trại STEM, trại kinh doanh, Trại kỹ năng, trại lãnh đạo, trại hùng biện, trại mỹ thuật, trại âm nhạc…… Các nước mỹ, úc, canada… giờ cũng tổ chức nhiều loại hình trại như thế này lắm. HỌ sẽ có 1 đại diện ở VN và các bạn cứ đóng tiền cho đại diện ở VN họ sẽ lo cho từ A đến Z. Trại kiểu này thì có thể là các con học với toàn các bạn người việt mà có khi cũng trộn các bé đến từ các nước hoặc trộn các bạn bản ngữ và người Việt. Nói chung là tùy trại và tùy nước họ sẽ có căn cứ chia lớp. Mọi người nhớ hỏi kỹ chứ ko đến Úc, Mỹ… mà lại học với toàn học sinh việt và nói với nhau tiếng Việt thoải mái đó.
3. Học hè theo kiểu Study tour
Thường thì các đơn vị sẽ liên kết với một công ty du lịch nước ngoài, công ty này kết nối với các trường tại nước ngoài và tổ chức thành tour đi tham quan các trường cho các con. Thường thì 1 nhóm chỉ có toàn học sinh việt. Các con ko học hành gì mấy mà đi tham quan là chính. Cũng có vào lớp, cũng có học chút ít nhưng hoa lá cành trải nghiệm là chính thôi, chứ mỗi nơi ở tối đa 1 tuần thì lấy đâu ra mà học hành nghiêm túc. Nếu vào mùa hè thì sẽ ko học với hs bản địa vì hs nghỉ rồi còn đâu, nếu ở Úc thì hè có thể được vào lớp nhưng gọi là giao lưu với các bạn tý thôi. Đôi bên cùng có lợi và chủ yếu là vào học các tiết thể thao, nhạc, họa. Có chương trình thì các thầy cô lại tổ chức hoạt động giao lưu cho các con và các con học trong trường nhưng học riêng 1 lớp. Nói chung là cũng trăm hoa đua nở. Thế nên chương trình này cũng hiệu quả với các bạn đi nước ngoài lần đầu, muốn làm quen và hiểu hệ thống giáo dục, ko có ai đi cùng. Các bạn cũng thường ở trong ký túc xá của trường luôn. Với nhà mình thì thấy hiệu quả cũng ko cao, nên là thôi cũng ko đăng ký học. Giá thì cũng tầm 90-120t cho 4 tuần thì chương trình và chất lượng chương trình.
4. Trại hè do các tổ chức phi chính phủ tổ chức cho thanh thiếu niên quốc tế.
Loại này thường khó đăng ký và các bạn nhỏ thường được lựa chọn rất kỹ. Chủ yếu là giao lưu văn hóa toàn cầu cùng các bạn đến từ các quốc gia khác nhau và học các kỹ năng sống toàn cầu và CISV là một kiểu trại như vậy. Thường chờ đợi cũng lâu và cũng khó để được chọn, rất là hện sui và do tính lựa chọn đó nó làm cho kế hoạch của các gia đình rất là bị động. Nên năm ngoái sau khi chờ đợi ko được, năm nay mình ko đợi chờ đăng ký kiểu đó nứa. Mà đăng ký cho con đi trại CISV trong nước thôi.
5. Học hè theo kiểu du học ngắn hạn. Nhà mình chọn chương trình này.
Nghĩa là con sẽ xin vào 1 trường theo diện sinh viên quốc tế, học có thể từ 3 tháng đến 12 tháng và có thể xin học luôn nếu có nhà homestay nhận từ lớp 10. Thường thì ở Úc họ nhận từ học sinh lớp 8. Nếu nhà nào có bố mẹ đi cùng bảo hộ thì có thể nhận từ lớp 4. Để học chương trình này đòi hỏi phải có tiếng Anh tốt và thường nếu từ lớp 8-10 họ sẽ yêu cầu có chứng chỉ năng lực tiếng Anh. Mỗi 1 bạn học sinh sẽ được gửi vào học 1 lớp và mỗi trường nhận ko quá 5% sinh viên quốc tế cho tổng số học sinh và mỗi đợt nhận ko quá 5 học sinh quốc tế. Do đó 1 đoàn 20 bạn thì sẽ được chia ra thành 4-5 trường học và mỗi nhóm sẽ thường phải có 1 phụ huynh đứng ra lo cho nhóm.
Nếu dưới 12 tuổi phải có bố mẹ ruột đi cùng chăm sóc, nếu 12-13 tuổi thì có thể gửi trưởng nhóm lo cho ăn ở, nếu 14 tuổi trở lên sẽ gửi được homestay người bản ngữ, thường cũng là phụ huynh hoặc giáo viên nhân viên trong trường nhận luôn. Những người bảo trợ này chăm các con rất cẩn thận và nhiều người còn rất khắt khe trong quản lý và nuôi dạy bạn học sinh đó. Dưới 15 tuổi ở úc học sinh ko được ở 1 mình nên thường nhà homestay đi đâu là lôi con mình đi cùng luôn.
Nhà mình chọn chương trình này vì mình có tiếng Anh, tự lo được mọi việc và chi phí sẽ tiết kiệm nhất, chương trình chơi lại do mình tự thiết kế nên vẫn vui và các con chỉ có 1 mình với các bạn bản ngữ và học vào lớp với chương trình như học sinh bản ngữ. Con được phát mã học sinh, có account học sinh và mình có account phụ huynh để mình vào xem chương trình, thời khóa biểu, lịch sinh hoạt của trường, sách vở phát đầy đủ. Con phải tuân thủ đầy đủ các quy định như học sinh bản ngữ, phải mua ít nhất áo khoác đồng phục và ko hề có gì thiên vị vì con là sinh viên quốc tế. Con được hỗ trợ kèm riêng tiếng Anh nếu tiếng Anh chưa tốt.
Nói chung là chế độ cho 1 học sinh nhập cư như thế nào thì con như thế.
Mình được đi tham quan con, được đi kèm với con trong quá trình con học, trường và cô giáo lớp con cho mình dự giờ.
Mình cũng có thể xin làm tình nguyện viên ở trường con học vì đã làm ở trường học rồi, để xin làm tình nguyện viên trường học bạn phải có giấy khám sức khỏe và Police check ở việt nam thì họ mới cho làm nhé. Chứ ko phải bạ ai cũng nhận vào trường (họ sợ bọn biến thái nhỡ làm gì học sinh)
Tổng chi phí nhà mình tính ra khoảng 65- 70tr nếu ko đi chơi xa mà chỉ lòng vòng chơi 4 tuần quanh thành phố và đi học, còn nếu đi chơi tẹt ga thì độ 85-95tr tùy độ chơi ít hay nhiều cho .
Nhà mình may nắm vì chương trình này do 1 chị bạn giới thiệu, mình được chị ấy giúp giới thiệu đến 1 đơn vị tư vấn du học, đơn vị này mục đích ko phải là làm du học hè lấy lợi nhuận, vì chị bạn này là người quen của Giám đốc đơn vị nên họ làm 1 chương trình đặc biệt cho đoàn. Do đó đơn vị này chỉ giới thiệu học sinh đến Sở giáo dục Nam úc để bên đó phân bổ trường và hỗ trợ xin visa, còn lại các gia đình tự mình lo ăn ở đi lại. Các trưởng nhóm đều là mõ làng như mình đứng ra lo cho nhóm mình ăn ở, đặt các kiểu chơi, tổ chức hoạt đông cho các con chứ nếu ko biết tiếng anh và lớ ngớ thì ko thể đi kiểu này được.
B. Công tác chuẩn bị cho du học ngắn hạn.
1. Lập đoàn và nhận trường.
Tầm tháng 12 hàng năm thì phải lên danh sách các gia đình đi, và bên công ty du học đó sẽ gửi danh sách sang cho Sở giáo dục Nam úc để xin phân bổ học sinh về các trường. 1 năm học chỉ nhận 1 đoàn 20 cháu đến học hè từ Việt Nam theo diện này. Tháng 1 sẽ có kết quả phân bổ trường của các con. Thường thì nếu lần đâu thì nên làm qua công ty du học vì họ sẽ hướng dẫn và chỉ cho mình đường đi nước bước khi xin visa và hướng dẫn đặt máy bay và ăn ở cũng như đặt bảo hiểm. Tỷ lệ đậu visa cũng sẽ cao hơn. Chứ lớ ngớ bị từ chối thì lần sau xin visa sẽ cực kỳ khó khăn. Nếu phải chọn công ty cho uy tín 1 tý nhé các mẹ.
Tuy nhiên ngoài cách này thì mình còn được bạn bè đang sống tại Úc chỉ ra cách hay hơn và ko phụ thuộc vào công ty du học. Đó là mình liên hệ trực tiếp với trường bên úc, và vì liên hệ trực tiếp nên thường là đã nhắm tới các trường tốt rồi (Trường tốt thường là ở khu dân bản địa nhiều hơn, ít người Á và người Hoa, và thường cũng được xếp hạng xếp loại tốt )hoặc nhờ bạn đang sống tại Úc liên hệ với 1 trường mà mình đã chọn để xin học hè. Thường các trường công của Úc đều có nhận sinh viên quốc tế chứ ít trường ko nhận lắm. Sau đó trường sẽ gửi thư xin Sở giáo dục của Bang để cho họ nhận con mình, sau khi Sở chấp thuận họ sẽ làm thư chấp thuận nhập học cho con. Thủ tục xin visa sẽ dễ dàng nếu mình và con đã từng được cấp visa vào Úc trước đó.
2. Công tác chuẩn bị làm visa.
Thường thì khi các con nhận được thư chấp thuận nhập học, thanh toán học phí xong cho trường thì mình bắt đầu làm thủ tục visa.
Bên đại sứ quán thường ko khuyến khích đặt máy bay, chỗ ở hay các dịch vụ khác tại úc nếu chưa được chấp thuận. Tuy nhiên nếu có thư nhập học, có vé máy bay, có đặt chỗ ở, lịch trình rõ ràng thì thường xin visa sẽ dễ hơn rất nhiều. Và nếu là đi Úc lần 2 thì cũng nên đặt luôn trước cho rẻ.
Đoàn mình vì có thư chấp thuận và đã xem xét tình hình hồ sơ visa của từng người thấy công việc ổn định, hồ sơ visa tốt, nhà cửa đầy đủ có đứng tên, có sổ tiết kiệm đủ tiêu thì quyết định đặt vé, nhà để cho tỷ lệ đỗ visa cao hơn. Làm thế này cũng hơi bị rủi ro vì nếu trượt visa thì mất tất cả tiền đã đặt, rất chi là tốn kém. Nhưng đoàn mình đỗ visa 100% do sự chuẩn bị chu đáo và đầy đủ hồ sơ.
Sau khi nộp visa thì mình sẽ được đại sứ quán mời đến lăn tay và chụp ảnh. Trước khi đi 3 tuần thì tụi mình có visa.
3. Công tác đặt vé và nhà ở.
Đặt vé máy bay thì ko khó, nếu đặt sớm từ tháng 12 và đầu tháng 1 để tháng 6 năm sau bay thì vé rẻ rất nhiều và có khi vé chỉ bằng 50% giá trị, trẻ em có 12 tr và người lớn 15tr. Nếu đặt muộn vào cuối tháng 1 thì có khi vé đã lên 15tr trẻ em và 20tr người lớn rồi. Nên đặt vé bay đến trước ngày học 2 ngày để các con đỡ mệt và cho đi tham quan, đi chơi và nhóm làm quen với nhau, ổn định nếp sống mới, phân chia công việc nhà thoải mái đi rồi mới đi học thì sẽ tiện hơn và đến Úc và đẩy ngay đi học, ko có ngày nghỉ.
Nhà ở là một vấn đề lớn nếu có bạn bè cho thuê ngắn hạn thì có thể ở cùng cho tiết kiệm nhưng nếu ko được thì đặt trên airbnb.com, đây là trang web đặt nhà ngắn hạn nổi tiếng ở úc. Thường 4 tuần thì nhóm 7 người nhà mình là hết 10-15tr/1 người tùy nhà đẹp hay xấu.
Tìm nhà trên airbnb mà gần chỗ học là rất khó, do đó mình đặt gần khu trung tâm và gần bến tàu để tiện di chuyển bằng bus và đi lại. Ngoài ra đặt tầm 1 tuần ở khu trung tâm và sau đó di chuyển để mua sắm và tham quan cho dễ, chứ đặt gần trường mà xa trung tâm thì đi lại mua sắm cũng bất tiện.
Nhóm 7 người của mình ở 1 tháng mà di chuyển 5 nhà, để đi ở mỗi nơi 1 ít và tham quan cũng dễ dàng hơn. Luôn luôn phải đóng gói và xếp đồ đạc cẩn thận để di chuyển cho dễ và khỏi quên.
4. Học tập và chuẩn bị kỹ năng trước khi đi du học.
Với nhà mình thì du học ngắn hạn cũng là một hình thức trải nghiệm và để các con có thể tự lập hơn. Do đó nhóm của mình có 4 bé thì mình làm công tác chuẩn bị trước khi đi du học khá kỹ càng. Mình kéo các bé vào tất cả các khâu trong quá trình chuẩn bị.
– Khâu lập đoàn mình cho con đi rủ các bạn bè mình yêu quý để đi làm thành 1 đoàn hợp ý của con, đương nhiên nhắc là dưới 12 phải có bố mẹ đi cùng, 12 -13 thì ko cần bố mẹ đi cùng, 14 thì có thể ở homestay được. Con phải nhớ chương trình học như thế nào và đi marketing thuyết phục các bạn bè mà mình muốn đi để đi cùng.
– Khâu làm visa (chỉ nên áp dụng cho các bé từ lớp 6, lớp bé hơn thì khó vì form bằng tiếng Anh và rất rắc rối) mình cho bé chuẩn bị toàn bộ bộ hồ sơ xin visa của bản thân, tập khai form visa như tất cả mọi người. Vậy là con học được việc xin và thủ tục xin visa nó như thế nào
– Học kỹ năng sống:
o Nấu ăn: Các con được học về bữa ăn cân bằng đĩa xẻ tư và cách ăn uống đảm bảo sức khỏe. Các con được học làm món ăn đơn giản cắm cơm, rang thịt, nấu mỳ ăn liền, như mỳ ý, bít tết, soup khoai tây thịt bò/ thịt gà/ xương, học nấu canh rau, xào rau. Một số món rán cơ bản như thịt rán, xúc xích rán.
o Dọn dẹp: học sử dụng máy giặt, máy tính, máy rửa bát, máy hút bụi, quét dọn và sắp xếp nhà cửa, giặt phơi gập quần áo.
Việc tự lập này làm cho các con có bản lĩnh sống và khả năng vượt khó rất tốt, đây là 2 nền tảng của quá trình du học đạt hiệu quả cao của các con.
o Sức khỏe: học cách tự chăm sóc sức khỏe khi bị ốm, khi cần phải nói vấn đề sức khỏe ra sao, cho ai.. Học sơ bộ về một số loại bệnh và đặc biệt là bệnh về tâm lý để khi cần phải biết mà áp dụng. Đặc biệt phải học về sốc văn hóa.
o Tìm hiểu về nơi sẽ đến: các con viết 4-5 lần báo cáo về đặc thù văn hóa Việt Nam: nằm ở đâu, dân số bao nhiêu, loại hình nghệ thuật biểu diễn nào đặc trưng (chèo, tuồng, cải lương, quan họ) múa rối nước, nhạc cụ thì có đàn bầu, tơ rưng)…… Rồi các con tìm hiểu về nước úc, về thành phố con đến, khí hậu, thời tiết, văn hóa, sự khác biệt của Úc và việt nam cả về địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa
o Tự tìm hiểu các điểm tham quan và lên lịch trình tham quan sau đó cả nhóm cùng thống nhất lịch trình đi chơi sao cho hiệu quả và thống nhất chi phí đi chơi mà các nhà có thể cho phép con tham gia.
– Đóng gói hành lý: các con sẽ tìm hiểu quy định nhập cảnh, để từ đó lên danh sách các đồ cần mang đi và những đồ gì ko được phép mang đi. Nhóm mình có mang theo 1 nồi cơm điện để nấu ăn cho 7 ngừời để các con học tập sống chung và cùng nhau chia sẻ việc nhà và nấu ăn. Nhớ là mỗi hãng lại có quy định về trọng lượng và cách đóng hành lý khác nhau, các mẹ phải hỏi kỹ hãng để đóng gói cho đúng quy cách. Khỏi phải đến sân bay lại tháo đồ sắp xếp lại rất mất thời gian. Nhớ mang theo cổng chuyển đổi vì phích cắm ở đây khác ở Việt Nam, ko có là chịu ko sạc được thiết bị điện tử hay nồi cơm điện
Nhà mình bay China southern Airline thì được 2 kiện mỗi kiện 23kg cho 1 người. Ngoài ra hãng ko có mang theo sạc pin dự phòng , bật lửa, diêm, vật sắc nhọn, nước lên máy bay
– Học quy định của nhà trường bên Úc trước khi đi học: Trước khi đi 5 ngày, mình được kết nối với bên đại diện của trường người chuyên chăm lo cho học sinh quốc tế. Mình đặt một loạt câu hỏi. Sau khi trường trả lời
o Giờ đóng mở cửa,
o Lịch ngày lễ được nghỉ trong suốt 4 tuần học của con
o Phương tiện đi lại đến trường từ địa chỉ cụ thể mà mình đã đặt,
o Đồng phục, trang phục cần chuẩn bị khi đến trường
o Đồ cần chuẩn chị khi đến trường, ở Úc học sinh phải tự chuẩn bị đồ ăn trưa và mang đi, căng tin có bán cho bạn ko chuẩn bị đồ ăn nhưng rất đắt.
o Contact ở trường khi cần hỗ trợ, báo nghỉ học
o Hỏi thông tin buddy của con (bạn đồng hành giúp đỡ con khi ở trường)
o Hỏi về sách vở, lịch học, ngày định hướng hòa nhập.
5. Chuẩn bị kế hoạch cho bản thân bố mẹ.
Vì ko phải lúc nào mình cũng vào kè kè theo con nên mình cũng có một số kế hoạch làm việc riêng tại Úc. Những bố mẹ ko có việc thì có thể tự lên kế hoạch đi chơi, mua sắm, tham quan khi con đi học. Còn mình thì lên kế hoạch gặp các giáo sư tại một số trường đại học về lĩnh vực mình đang nghiên cứu cũng như hỏi thăm họ về các khóa đào tạo giáo viên, đồng thời mình cũng tham quan nhiều trường khác nhau tại Nam úc, Melbourne và Sydney từ cấp 1 cho đến đại học để hiểu về hệ thống giáo dục của họ, chương trình, sự khác biệt về chương trình của họ giữa các nước khác nhau
Vậy là nhà mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi du học ngắn hạn từ nền tảng tiếng Anh học từ 4 tuổi, đọc nhiều sách vở khoa học bằng tiếng Anh và làm toán bằng tiếng Anh, cũng như sự tham gia của các bé ngay từ đầu chuyến đi, và cuối cùng các bé còn có kỹ năng sống tự lập và hòa nhập tốt.
Du học đúng là một hành trình và để ko tốn tiền của cũng như để hòa nhập được thì phải chuẩn bị rất kỹ. Nếu các con được chuẩn bị kỹ để có đủ tố chất tiếp nhận kiến thức ở trời tây thì mới có hiệu quả cao và mới ko tốn tiền của cha mẹ.
(CÒN TIẾP PHẦN 2)
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Liên (Nguyễn Thị Hồng Liên | Facebook)
Mẹ của một bạn trai sinh năm 2006 và một bạn trai sinh năm 2009. Cảm ơn chị Liên đã cung cấp bài viết cho KVBro |
Hy vọng rằng bài viết này củaKVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.
Đánh giá bài viết: