NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DẠY CON TỰ HỌC

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Tự học là một năng lực đặc biệt đòi hỏi nhiều sự rèn luyện và ý chí mạnh mẽ. Con không tự giác học khiến phụ huynh rất trăn trở, bởi khi con càng lớn khả năng tự học càng suy giảm. Tự học là việc phải tạo nền tảng từ nhỏ. Việc tự học không chỉ giúp con kích thích tư duy, sáng tạo, tính tự lập,… mà còn giúp phụ huynh yên tâm hơn, nhất là trong bối cảnh hiện đại, việc học đã trở nên linh hoạt nhất có thể.

Dưới đây là một số cách dạy con tự học hiệu quả các phụ huynh có thể tham khảo. Phụ huynh cân nhắc nhé ạ, cần chọn lọc các cách thức phù hợp với từng trẻ.

Contents

Để con tự giác và yêu thích việc học

Bất kỳ việc gì muốn dễ bắt đầu, đều cần có sự yêu thích và yếu tố cảm xúc. Tạo niềm yêu thích học, hứng thú học sẽ đồng thời rèn tính tự giác cho con. Gieo cho con niềm yêu thích, say mê với việc học và khám phá kho tàng tri thức giúp con tự mình hào hứng với việc học. Cha mẹ nên trò chuyện để con hiểu việc ý nghĩa quan trọng của việc học, của tự học, và trách nhiệm của con trong quá trình học tập của mình. Học là việc của con, đem lại những lợi ích cho chính con, mỗi người trong gia đình có một nhiệm vụ và ai cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Để con chủ động tư duy

Cha mẹ nên để con chủ động tư duy, suy nghĩ, động não trước việc học, làm bài tập khó,… Cha mẹ chỉ nên gợi mở hoặc đưa ra định hướng mà không nên làm bài, nói kết quả sẵn cho con.
Cha mẹ có thể dạy cho con cách tìm tài liệu học, cách đọc sách, tìm sách hay để đọc, cho con con đường chinh phục tri thức. Ngoài ra cha mẹ nên chơi cùng con hoặc hướng con đến các trò chơi rèn luyện tư duy như cờ vua, cờ tướng, giải câu đố,….

Có kế hoạch học tập, không học tuỳ hứng

Cha mẹ nên để con lên thời gian biểu theo ngày, tuần rồi để con tự học, tự lên kế hoạch học tập, tự giác thực hiện theo thời gian biểu đã lên. Cha mẹ không nên giúp đỡ, chuẩn bị đồ cho con đi học xong về nhà lại phải giục con làm bài tập, chỉ dẫn rồi kiểm tra lại cho con. Việc học cần phải duy trì hàng ngày vào những khung giờ nhất định. Thậm chí giờ nào học gì, học bao lâu, học thế nào, kết quả cần đạt ra sao. Không nên học tuỳ hứng, hôm nay học thế này, mai học thế khác, thích học thì học, không thì bỏ dở.

Rèn luyện tính kỷ luật khi học

Kỷ luật là yếu tố then chốt trong bất kỳ mục tiêu nào, bản thân con phải tự hình thành tính kỷ luật. Cha mẹ có thể giúp con đặt ra kế hoạch, học theo kế hoạch đã định ra, trẻ cần tự giác đến giờ là ngồi vào bàn học, không cần nhắc nhở, kiên trì và tập trung học, không để sao nhãng vào các nội dung khác. Khi tiếp nhận kiến thức phải xem đã thật sự hiểu bài chưa, chưa thì phải hỏi lại, không nên lơ mơ để hổng kiến thức.

Tập trung và kiểm tra lại kiến thức

Trẻ không cần học nhiều nhưng cần tập trung khi học. Có thể tập trung học trong 30 phút thay vì ngồi 1-2 tiếng mà không hiệu quả. Khi học ở nhà hay trên lớp tập trung tiếp thu kiến thức. Sau đó tự kiểm tra lại kiến thức bằng cách ghi ra giấy hoặc đọc nhẩm lại. Ngoài ra có thể nhờ cha mẹ hoặc người thân kiểm tra vấn đáp lại kiến thức.

Thoải mái trong việc học

Cha mẹ nên để con thoải mái tư tưởng trong việc học, tránh áp lực quá nhiều khiến con chán ghét việc học hoặc chỉ học đối phó. Thay vì quát mắng, la hét, cha mẹ hãy giúp con biến những giờ học thành khoảnh khắc quý báu bên con bằng việc học mà chơi, chơi mà học. Thay vì giảng lý thuyết suông cha mẹ có thể thay bằng hình ảnh, video, cuộc thi, trò chơi để trẻ dễ tiếp cận kiến thức thực tế.

Kiểm tra bài vở của con bất chợt

Tôn trọng và tạo cảm giác thoải mái nhưng vẫn đảm bảo phải theo dõi con sát sao, các con đang trong độ tuổi rất dễ bị xao nhãng. Việc kiểm tra bất chợt giúp con ý thức được rằng, con cần học một cách nghiêm túc chứ không phải là đối phó.

Chọn lọc kiến thức để học

Ngày nay lượng kiến thức rất lớn và phương tiện để tiếp cận là rất đa dạng nên các con cần biết cách tiếp thu, chọn lọc và ghi nhớ các thông tin quan trọng, cần thiết, hữu ích chứ không phải ôm đồm. Mặc dù kiến thức nào cũng quan trọng, nhưng tùy mỗi giai đoạn mức độ cần thiết sẽ khác nhau. Khi kiến thức được dàn trải khoa học, có khuôn khổ, biết mình cần học gì và học thế nào sẽ giúp trẻ thấy việc học dễ dàng hơn mà không bị mệt mỏi, nhiễu loạn và dẫn đến sợ học.

 

Tổng hợp bài viết: Cô DƯƠNG MỸ LINH – Giám đốc Học thuật (1) Nisai Global School – Viet Nam | Facebook
Cảm ơn cô Dương Mỹ Linh đã cung cấp bài viết cho KVBro.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

 

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản