NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN THIẾT KHI BẠN ĐỊNH CHUYỂN VIỆC Ở NHẬT BẢN

 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Làm ở công ty một thời gian, bạn muốn chuyển việc để tìm cơ hội mới tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi có ý định chuyển việc hay nghỉ công ty hiện tại đang làm, bạn cần tìm hiểu kỹ những thủ tục giấy tờ cần thiết, kiến thức chuyên môn cũng như kinh tế để có thể đảm bảo mọi mặt tốt nhất trước khi vào làm tại công ty mới. Sau đây là những chuẩn bị cần thiết KVBro tổng hợp lại, các bạn cùng tham khảo.

Contents

Chuẩn bị tìm hiểu về thủ tục giấy tờ cần thiết

Khi bạn có ý định chuyển việc, điều đầu tiên bạn cần chủa bị đó là tìm hiểu về thủ tục giấy tờ khi nghỉ việc công ty hiện tại, xin việc vào công ty mới (nếu đã nhắm công ty mới) và các thủ tục giấy tờ liên quan khác như thủ tục xin visa, thủ tục xin trợ cấp, thủ tục bảo hiểm…vv

Hai tuần nghỉ phép mình có thể lo thủ tục chuyển nhà hoặc đi phỏng vấn tìm việc, đi du lịch nếu đã tìm được việc mới.

Thời gian hai tuần nghỉ phép đó bạn vẫn là nhân viên của công ty cũ nên bạn vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục mà công ty yêu cầu.

Lời khuyên của mình là bạn nên nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày đầu tiên của tháng và nói với phía công ty là bạn làm đến ngày cuối cùng của tháng đó.Bạn nên dùng hết số ngày nghỉ phép có lương mà bạn còn luôn nhé.

(1) Nộp đơn xin thôi việc

Đâu tiên bạn cần soạn đơn xin nghỉ việc, mẫu đơn này có thể đánh máy hoặc viết tay, viết dọc hoặc viết ngang đều được. Sau khi soạn xong đơn xin nghỉ việc rồi thì bạn nhớ đóng dấu rồi cho vào phong bì. Bên ngoài phong bì có ghi một trong hai dòng chữ sau : 退職願 (たいしょくねがい) hoặc 退職届 (たいしょくとどけ) 

※Chú ý là bạn dùng phong bì màu trắng, đừng dùng phong bì màu nâu nhé.

(2) Giấy tờ trả lại công ty và giấy tờ nhận được

Trước ngày làm việc cuối cùng ở công ty bạn cần đem toàn bộ những đồ và một số giấy tờ đến văn phòng công ty để trả lại. Những đồ bạn cần trả lại công ty thì bên bộ phận nhân sự sẽ thông báo trước cho bạn, thông thường có những đồ như máy tính, đồng phục, thẻ nhân viên, danh thiếp, bảo hiểm y tế…vv

Phía công ty cũng sẽ cấp cho bạn một số loại giấy tờ sau để bạn có thể làm thủ tục sau này như thủ tục visa, bảo hiểm, xin trợ cấp.

  • Sổ lương hưu nếu công ty đang giữ(年金手帳)
  • Giấy chứng nhận thôi việc(退職証明書)
  • Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm lao động(雇用保険被保険者証)
  • Giấy tổng hợp thu nhập và thuế(源泉徴収票)

Bạn nhớ phải nhận đủ những giấy tờ trên, nếu họ không cấp đủ thì nên hỏi ngay nhé.

(3) Thủ tục visa lưu trú

Vì là người nước ngoài nên khi bạn chuyển việc ở Nhật Bản sẽ ảnh hưởng tới visa hiện tại của bạn. Sau khi nghỉ việc công ty cũ bạn phải báo cho cục quản lý xuất nhập cảnh là bạn đã nghỉ việc trong vòng 14 ngày.

Nếu bạn không báo thì sau visa cũ hết hạn xin visa mới sẽ rất dễ bị đánh trượt đó. Bạn mang đủ giấy tờ công ty cũ cấp cho bạn trước khi nghỉ việc và thẻ ngoại kiều lên cục quản lý xuất nhập cảnh họ sẽ hướng dẫn bạn điền thông tin giấy tờ rất chi tiết.

Thủ tục khai báo nghỉ việc chuyển công ty bạn có thể làm onlne được nhé.

※Trong trường hợp bạn đã lấy vĩnh trú hoặc chuyển quốc tịch Nhật rồi thì có thể bỏ quả mục này.

HƯỚNG DẪN CÁCH THÔNG BÁO ONLINE VỀ CHUYỂN VIỆC LÊN CỤC XUẤT NHẬP CẢNH NHẬT

(4) Đăng kí bảo hiểm quốc dân (国民健康保険)

Trước khi nghỉ việc bạn sẽ được công ty đăng kí cho bảo hiểm xã hội. Sau khi nghỉ việc rồi thì bạn phải trả lại bảo hiểm này cho phía công ty. Nếu bạn chưa tìm được việc ngay thì bạn phải đi đăng kí ngay bảo hiểm quốc dân mới ở cơ quan hành chính của thành phố nơi bạn đến sống.

BẢO HIỂM QUỐC DÂN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI THAM GIA TẠI NHẬT BẢN

(5) Lên Hello work để đăng ký trợ cấp 

Trong trường hợp bạn nghỉ việc công ty cũ mà chưa tìm được việc công ty mới ngay

TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TẠI NHẬT

Chuẩn bị kiến thức chuyên môn

Khi bạn chuyển việc ở Nhật Bản, thường có hai trường hợp xảy ra đó là chuyển việc cùng ngành nghề và chuyển việc sang một ngành nghề hoàn toàn mới.

Nếu bạn chuyển việc cùng ngành nghề (ví dụ chuyển từ công ty IT này sang công ty IT khác) thì khá đơn giản. Kinh nghiệm, kiến thức bạn có từ thời học đại học và đi làm sẽ là nền tảng để bạn PR bản thân và là cơ sở vững chắc để xin việc ở chỗ khác. Nếu bạn có thêm các chứng chỉ (資格) lấy được trong quá trình đi làm công ty trước thì càng có nhiều lợi thế hơn nữa.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn chuyển công việc khác ngành (ví dụ bạn đang làm nhân sự chuyển sang làm kế toán hay đang làm cơ khí chuyển sang IT) thì kinh nghiệm đi làm hay kiến thức có từ thời sinh viên chỉ đáp ứng được một phần cho công việc hoàn toàn mới. Bạn cần phải có thêm kiến thức chuyên ngành đáp ứng được cho công việc mới.

Trong khoảng thời gian quyết định tìm việc khác nghỉ công việc cũ, bạn nên học thêm các khóa học chuyên ngành mình định xin vào, lấy thêm các chứng chỉ (資格) để có CV đẹp cũng như tự tin về khả năng chuyên môn trước khi đi phỏng vấn ở công ty mới.

Bạn có thể học các kiến thức chuyên ngành cơ bản nhất bất cứ khi nào với giá rất rẻ bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh trên Udemy.

Ngoài kiến thức chuyên ngành thì bạn nên trau dồi ngoại ngữ, tiếng Nhật và tiếng Anh tốt sẽ là lợi thế cho bạn khi làm việc tại Nhật Bản.

Chuẩn bị kinh tế vững vàng

Phần này dành cho bạn nào xin nghỉ hẳn việc cũ rồi mới đi xin việc mới nhé.Còn trường hợp vừa làm việc cũ vừa xin việc mới thì có thể bỏ qua.

Nếu bạn nghỉ việc rồi mới đi tìm việc khác thì bạn cần phải chuẩn bị kinh tế vững vàng từ 3 tháng đến 6 tháng

+Bạn chỉ có ba tháng để xin việc mới kể từ ngày bạn nghỉ việc công ty cũ. Nếu quá thời gian này bạn chưa xin được việc visa của bạn sẽ bị huỷ và buộc phải về nước dù cho thời hạn ghi trên visa còn dài.

+ Trong thời gian đi xin việc bạn sẽ không được phép đi làm thêm, nếu để bị phát hiện thì cũng như bạn vi phạm pháp luật và có nguy cơ bị buộc phải về nước trước thời gian quy định.

+ Trong thời gian xin việc bạn vẫn phải trả tiền nhà, tiền điện nước ga và các chi phí cần thiết khác mà không có bất cứ thu nhập nào ngoại trừ tiền trợ cấp thất nghiệp (nếu đi đăng ký), tuy nhiên số tiền này sẽ không vào tài khoản ngay và chỉ được hưởng 1 phần mức lương trước của bạn.

+ Ngoài ra, bạn còn phải lo chi phí đi lại phỏng vấn cùng những khoản phát sinh khác như học thêm chuyên môn mới, thi chứng chỉ, v.v. Những chi phí này cũng không hề nhỏ tí nào. Để an toàn thì tốt nhất nên sẵn sàng kinh tế ít nhất là 3 tháng cho tới nửa năm.

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản