LY HÔN TẠI NHẬT – PHẦN 4 – QUYỀN NUÔI CON VÀ QUYỀN GIÁM HỘ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Vào thời điểm ly hôn, “giữa bố và mẹ ai sẽ nuôi con” là vấn đề cần trao đổi.

Đây là một vấn đề liên quan đến quyền nuôi con và quyền giám hộ con, sẽ được giải thích cụ thể sau đây.

Contents

Người nào có quyền nuôi con?

Một “người có quyền nuôi con” (親権者 hoặc “shinken sha”) là người giữ quyền hợp pháp, chịu trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con chưa thành niên, quản lý tài sản của con và thực hiện các hành vi pháp lý thay mặt cho con (Điều 820 Bộ luật Dân sự).

Khi kết hôn, chồng và vợ cùng có chung quyền nuôi con, nghĩa là họ cùng có quyền và nghĩa vụ.

Khi ly hôn, cần phải chỉ định một trong hai bố hoặc mẹ là người có quyền nuôi con.

Người có quyền nuôi con được quyết định như thế nào?

Trong trường hợp trẻ vị thành niên có liên quan, cần chỉ định người có quyền nuôi con trong thông báo ly hôn.

Nếu có trẻ vị thành viên và các bên ly hôn bằng thỏa thuận  (協議離婚 hoặc “kyogi rikon”), thông báo ly hôn sẽ không được chấp thuận; trừ khi bố hoặc mẹ được chỉ định là người có quyền nuôi con cho mỗi trẻ trong thông báo ly hôn  (離婚届 hoặc “rikon todoke”).

Vì vậy, trước khi ly hôn, vợ và chồng cần quyết định ai trong họ sẽ trở thành người có quyền nuôi con.

Nếu vợ và chồng không thể thỏa thuận thông qua đàm phán, người có quyền nuôi con sẽ được xác định thông qua hòa giải, quyết định của tòa án hoặc theo phán quyết của tòa án

Nếu chồng và vợ không thể thỏa thuận ai là người có quyền nuôi con, người có quyền nuôi con sẽ được xác định thông qua hòa giải (調停 hoặc “chotei”) hoặc quyết định bởi tòa án (審判 hoặc “shinpan”) chỉ định người có quyền nuôi con.

Nếu có tranh chấp khi ly hôn và có một hành động khi ly hôn đang chờ xử lý, thì tòa án sẽ ban hành phán quyết xác định việc ly hôn (裁判離婚 hoặc “saiban rikon”) cùng với người có quyền nuôi con.

Các tiêu chí xác định người có quyền nuôi con

Các yếu tố tòa án cân nhắc khi xác định người có quyền nuôi con

1. Các trường hợp bố và mẹ (cùng với mong muốn của mỗi bên trong việc chăm sóc con, tất cả các tình huống bao gồm các vấn đề như tuổi và sức khỏe, tình hình kinh tế như tài sản hoặc thu nhập, hỗ trợ của ông bà và điều kiện sống)

2. Hoàn cảnh của đứa trẻ (tất cả các tình huống bao gồm tuổi và giới tính, tác động đến việc thay đổi môi trường lên trẻ và gắn bó cảm xúc của các thành viên gia đình)

3. Nguyên tắc liên tục (bố/mẹ đã và đang thực sự chăm sóc trẻ được ưu tiên)

4. Mong muốn của trẻ được tôn trọng

5. Nguyên tắc giữ anh chị em cùng nhau

6. Nguyên tắc ưu tiên người mẹ

Tòa án sẽ cân nhắc mọi tình huống như trên trong việc quyết định chồng hay vợ phù hợp hơn để trở thành người có quyền nuôi con.

Người có quyền nuôi con sẽ được xác định cùng với sự tập trung mạnh mẽ về “lợi ích của trẻ”

Vì thế, tòa án sẽ quyết định ai có quyền nuôi con dựa trên tiêu chuẩn người được lựa chọn sẽ là người mang lại lợi ích tốt nhất cho con trẻ và đóng góp và phúc lợi cho con trẻ.

Vì lý do này, sự liên tục trong việc chăm sóc trong tương lai và sự ổn định của trẻ là điều kiện tiên quyết.

Ngoài điều kiện tiên quyết này, điều quan trọng là “lợi ích của trẻ”.

Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tòa án sẽ xác định người có quyền nuôi trẻ dựa trên hạnh phúc, lợi ích của đứa trẻ, chứ không dựa trên mong ước và mong muốn của hai bên bố mẹ.

Thay đổi người có quyền nuôi con

Sau khi ly hôn, những thay đổi về người có quyền nuôi con chỉ có thể thực hiện thông qua tòa án gia đình

Vào thời điểm ly hôn, vợ và chồng có thể thỏa thuận và quyết định ai có quyền nuôi con, nhưng sau khi ly hôn, những thay đổi liên quan đến người có quyền nuôi con chỉ có thể thực hiện thông qua tòa án gia đình.

Thông thường, khi người có quyền nuôi con thay đổi, thì môi trường sống của trẻ cũng thay đổi.

Tòa án tin rằng sự thay đổi này sẽ có những tác động tiêu cực lên trẻ, và thường không hài lòng với sự thay đổi này.

Vì thế, nếu đứa trẻ vẫn sống ổn định với người có quyền nuôi con hiện tại, sẽ rất khó nhận được sự đồng ý thay đổi người có quyền nuôi con.

Bởi vì sự thay đổi về quyền nuôi con sau ly hôn, nên rất quan trọng có được quyết định này hợp lý vào thời điểm ly hôn.

Sự khác biệt giữa một người có quyền nuôi con và quyền giám hộ trẻ

Quyền giám hộ trẻ là quyền nằm trong quyền nuôi con

Người có quyền nuôi con sẽ có các quyền giám hộ trẻ (gọi là 身上監護権 hoặc “shinjo kangoken” hoặc chỉ “kangoken”) và quyền quản lý tài sản của trẻ (財産管理権 hoặc “zaisan kanriken”).

Vì thế, thông thường bố/mẹ sống cùng và chăm sóc trẻ sẽ trở thành người có quyền nuôi con cũng như quyền giám hộ con.

Tuy nhiên, trường hợp này không phải luôn như vậy, và có thể tách quyền giám hộ khỏi thẩm quyền nuôi con, và có một người là người có quyền giám hộ, trong khi người còn lại có quyền nuôi con.

Người có quyền giám hộ trẻ sẽ có quyền sống với trẻ và chăm sóc trẻ.

Những điều cần lưu ý khi chỉ định người có quyền nuôi con

Khi người có quyền nuôi con được yêu cầu được chỉ định trong thông báo ly hôn, người có quyền giám hộ sẽ không được chỉ định trong thông báo.

Vì vậy, khi vợ và chồng quyết định một trong hai có quyền giám hộ, rất quan trọng ghi chú việc ai có quyền giám hộ để chăm sóc trẻ trong một thỏa thuận ly hôn (離婚協議書 hoặc “rikon kyogisho”) hoặc bằng một văn bản công chứng được chuẩn bị (公正証書 hoặc “kosei shosho”).

Người có quyền giám hộ không nhất thiết là bố/mẹ

Một số ví dụ điển hình về người thường được chỉ định là người có quyền giám hộ như ông bà của trẻ, cô chú và trong trường hợp bố hoặc mẹ không thể sống với con do các điều kiện kinh tế, các tổ chức phúc lợi trẻ em có thể cũng được chỉ định là người có quyền giám hộ.

Cần lưu ý rằng người có quyền giám hộ có quyền yêu cầu người có quyền nuôi con thanh toán tiền cấp dưỡng nuôi con để chăm sóc cho đứa trẻ.

Tuy nhiên, bởi vì rất hiếm những người không phải là bố mẹ được chỉ định là người có quyền giám hộ, vấn đề này khá ngoại lệ.

Những bất lợi khi chỉ định một người khác là người có quyền nuôi con và quyền giám hộ

Trẻ và người có quyền giám hộ sẽ có họ khác nhau

Chẳng hạn, nếu bố là chủ hộ được chỉ định trong hộ khẩu, và nếu bố được quyền nuôi con và mẹ có quyền giám hộ, thì trẻ sẽ giữ họ bố.

Trong những trường hợp khác, bởi vì họ mẹ đã đổi khi kết hôn sẽ trở lại họ gốc khi ly hôn, họ của mẹ sẽ khác với họ của con nếu con sống cùng mẹ.

Tuy nhiên, nếu vợ đăng ký tiếp tục sử dụng họ khi kết hôn, mẹ sẽ tránh được việc họ con khác với mẹ.

Lưu ý: khi kết hôn lại

Nếu bố/mẹ có quyền giám hộ kết hôn lại, để tạo mối quan hệ bố mẹ-con cái giữa con và người phối ngẫu mới, đứa trẻ phải được nhận nuôi.

Tuy nhiên, bởi vì việc nhận nuôi được xem là một sự thay đổi đến tình trạng cá nhân (身分関係 hoặc “mibun kankei”) của trẻ vị thành niên, việc đồng ý của người có quyền nuôi con là cần thiết.

Vì thế, để nhận nuôi con, bạn cần sự đồng thuận của phối ngẫu cũ có thẩm quyền của cha mẹ.

Các bài viết cùng chủ đề: Ly hôn tại Nhật Bản Phần 1Phần 2Phần 3Phần 5 Phần 6

Các bài viết có liên quan:

CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ CHO MẸ ĐƠN THÂN TẠI NHẬT – KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

CAPTCHA