ĐỘNG ĐẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ ỨNG PHÓ
Ở Nhật, động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu mà không thể nào dự đoán trước được. Vì vậy khi sinh sống tại Nhật Bản, các bạn nên biết các kỹ năng cơ bản để xử lý khi động đất xảy ra và cũng như những kiến thức cơ bản, chuẩn bị cần thiết để ứng phó nếu có động đất. Bài viết này tổng hợp chi tiết nhất những thông tin cần thiết liên quan đến động đất.
Contents
Khi động đất xảy ra
Nếu bạn cảm thấy được sự rung lắc và nhận được thông báo khẩn cấp về động đất, đầu tiên hãy bảo vệ bản thân và người thân bên cạnh và chờ cho đến khi sự rung lắc giảm dần.
Khi bạn đang ở trong nhà
+ Cẩn thận, đảm bảo an toàn cho bản thân tránh bị thương bởi những đồ vật rơi vào. + Nhanh chóng chui xuống gầm bàn, nắm chặt chân bàn. + Tránh tuyết đối chạy ra khỏi nhà khi động đất vừa xảy ra. Do lúc động đất mới xảy ra các vật sẽ bị rơi khá nhiều, ví dụ như đèn, mảnh kính, v.v… Nếu bạn bị thương thì sẽ khó bình tĩnh xử lý các tình huống tiếp được nữa. + Tránh không trú ẩn gần giá sách hay tủ đựng đồ vì có thể động đất sẽ làm đổ xuống rơi vào người bạn. + Nếu đang nằm trên giường, hãy chui xuống gầm giường hoặc lấy gối, chăn trùm lên đầu. + Nếu đang ở trong toilet hay nhà tắm, chuẩn bị sẵn sàng ra cửa để khi nào hết rung lắc thì ra ngoài. Cẩn thận với các giá để đồ, gương, vòi hoa sen có thể rơi vỡ vào người. + Nếu đang nấu bếp, bạn tắt bếp ga (bếp điện) ngay, nhanh chóng rời khỏi khu vực bếp để tránh các đồ đặc trong bếp rơi vào người. Sau khi hết rung lắc, bạn ra khóa ga lại để tránh tình trạng bị rò ga. |
Khi đang làm việc tại công sở
+ Nhanh chóng rời xa khu vực có cửa sổ vì kính có thể vỡ bắn vào người + Cẩn thận với các thiết bị văn phòng có thể rơi vào người + Trú ẩn dưới gầm bàn + Khi chạy ra ngoài phải cẩn thận các vật có thể rơi vào người. Không được phép sử dụng thang máy. |
Khi đang ở siêu thị
+ Di chuyển nhanh đến chỗ ít để đồ, lấy túi che tạm lên đầu + Cẩn thận cửa kính bóng đèn có thể rơi vào người + Không hoảng hốt chạy ra cửa, bình tĩnh làm theo hướng dẫn của nhân viên phụ trách + Không di chuyển bằng thang máy |
Khi đang ở ngoài đường
+ Nếu đang ở ngoài đường, hãy tránh xa các nhà cao tầng, cột đèn, điện và các hệ thống dây công cộng. + Di chuyển đến khu vực thoáng như công viên hay quảng trường. |
Khi đang ở rạp chiếu phim
+ Di chuyển đến vị trí an toàn tránh các vật từ trên trần nhà có thể rơi xuống + Dù điện có bị tắt thì đèn khẩn cấp sẽ được bật, vì vậy không nên hoảng loạn, bình tĩnh làm theo hướng dẫn của nhân viên phụ trách để đi ra cửa thoát hiểm |
Khi đang ở dưới tầng hầm
+ Ở dưới tầng hầm thì tương đối an toàn nếu không có hỏa hoạn xảy ra vì vậy hay bình tình để ứng phó + Nếu bị tắt điện thì cố gắng chờ đến khi bật đèn khẩn cấp + Ở khu tầng hầm, cứ 60m sẽ có cửa thoát hiểm cho nên không hoảng hốt để thoát chạy lên trên mặt đất. + Khi di chuyển lên mặt đất, đi từ từ theo hàng và nhớ dùng túi che đầu để tránh có vật rơi vào |
Khi đang ở trường học
+ Khi đang ở trong lớp học, nhanh chóng trú ẩn dưới gầm bàn, tránh khu vực kê giá sách, tủ để đồ. + Khi đang ở hành lang, sân vận động, nhà thể thao, tập trung lại vào chính giữa + Khi đang ở phòng thí nghiệm, nhanh chóng rời khỏi đây vì có thể cháy nổ + Không được phép tự ý chạy về nhà vì từ trường về nhà rất có thể gặp nguy hiểm. |
Khi đang ở trong thang máy
+ Khi động đất xảy ra, thang máy sẽ tự động ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn, vì vậy bạn hãy bình tĩnh, ấn nút báo khẩn cấp 「非常用呼び出しボタン」để liên lạc với phía quản lý của thang máy tòa nhà. + Nếu nút báo khẩn cấp không liên lạc được, gọi điện thoại theo số có in trong thang máy để gọi liên lạc. |
Link tham khảo tại đây.
Sau khi động đất xảy ra
+ Mở sẵn cửa ra vào để dễ dàng thoát hiểm sau đấy
+ Tắt khóa ga và các nguồn điện không cần thiết. Điều đáng sợ nhất sau khi động đất xảy ra là hoả hoạn. Để tránh xảy ra hoả hoạn, hãy tắt ngay ngọn lửa đang cháy khi có động đất. Nếu cơn chấn động quá mạnh, hãy giữ cho bản thân thật an toàn trước rồi tắt lửa khi cơn chấn động qua đi.
+ Kiểm tra túi đồ mang đi lánh nạn
+ Liên lạc với người thân trong gia đình để đảm bảo mọi người đều an toàn
+ Nếu con bạn đang đi học hay đi nhà trẻ, nhanh chóng liên lạc với phía nhà trường để phối hợp với nhà trường đón con và đảm bảo an toàn cho con
+ Bật ti vi hoặc xem qua điện thoại để biết các thông tin mới nhất về động đất
+ Sau khi có động đất xảy ra, rất có thể có thêm dư trấn tiếp, vì vậy tiếp tục chú ý cẩn thận
+ Nếu động đất lớn xảy ra, nhà của bạn bị hư hỏng và nguy hiểm nếu ở lại, di chuyển đến ngay khu lánh nạn của quận để đảm bảo an toàn.
Những đồ cần chuẩn bị để cầm đi khi động đất xảy ra.
Bạn có thể mua set đồ khẩn cấp bán sẵn như hình ở dưới hoặc bạn tự mua từng thứ cho vào 1 túi lớn chuyên dụng để sẵn sàng khi nào động đất xảy ra thì có để dùng ngay.
※Check list tham khảo tại đây.
(1) Đèn pin (kèm theo pin dự phòng) (2) Còi báo động (3) Bộ dao kéo du lịch để mở đồ hộp, bật lửa (4) Radio cầm tay (kèm theo pin dự phòng) (5) Nước uống cho 3 ngày (6) Đồ ăn sẵn cho 3 ngày trở lên (mì ăn liền, lương khô, bánh kẹo, đồ hộp…) (7) Tiền mặt, giấy tờ tùy thân, các giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, thẻ ngân hàng, thẻ cư trú, my number (8) Bộ sơ cứu y tế (thuốc sát trùng, bông băng, thuốc bôi…), các loại thuốc cơ bản thường dùng (thuốc cảm cúm, thuốc đầu đầu, thuốc đau bụng) (9) Mũ bảo về đầu (10) Găng tay lao động, áo mưa, ô gấp (11) Quần áo, tất, chăn mỏng, khắn tắm (12) Điện thoại di động, sạc điện thoại (13) Khẩu trang, Túi chườm nóng (kairo) (14) Giấy ướt, giấy vệ sinh, đồ vệ sinh cá nhân, túi đi vệ sinh, túi nilon đựng rác (15) Sữa bột, bỉm tã, bình sữa nếu gia đình có con nhỏ |
Những việc cần chuẩn bị trước khi có động đất
+ Chuẩn bị sẵn túi đồ để dùng khi động đất xảy ra
+ Sắp xếp đồ đạc trong nhà an toàn, tránh để đồ nặng trên cao dễ rơi. Bạn có thể mua 1 số đồ buộc gắn chặt tủ vào tường để đảm bảo tránh rơi đổ khi động đất như hình dưới.
【防災グッズ 防災用品 地震対策】
+ Nếu bạn ở khu nhà cao tầng mansion, kiểm tra các lối thoát hiểm an toàn (非常口)
+ Cài đặt app thông báo thảm họa cho điện thoại. Hiện nay tại Nhật có 3 loại app thông báo thông tin động đất sóng thần mưa báo phổ biến như link sau: https://android.app/
+ Thống nhất cách liên lạc của mọi thành viên trong gia đình khi có động đất xảy ra.
+ Xác định khu vực lánh nạn tại nơi đang sống. Thông thương trên trang web của các quận đều có ghi rõ nơi lánh nạn khi thảm họa xảy ra, bạn kiểm tra để có thông tin chính xác nhất.
Ngoài ra, nếu bạn nào biết tiếng Nhật, bạn có thể mua thêm sách tham khảo về phòng chống thảm họa tại Nhật Bản đẻ biết thêm chi tiết.
+ クロワッサン特別編集[最新版]女性目線で備える防災BOOK (giá 880yên)
+ 防災Walker (giá 500yên)
+ 防災グッズ完全ガイド (giá 734yên)
Đánh giá bài viết:
KVBro-Nhịp sống Nhật Bản