CHỌN YOCHIEN HAY HOIKUEN? PHẦN 2
Trong chuỗi bài tìm hiểu về Yochien và Hoikuen, KVBro xin được chia sẻ lại kinh nghiệm của các mẹ đã trải qua quá trình lựa chọn trường cho con, lý do chọn trường… Trong Phần 2 này, KVBro xin chia sẻ lại kinh nghiệm của mẹ Mầm Đậu – một bà mẹ rất tâm huyết với giáo dục và là admin của nhóm Mẹ Việt cùng con bước cùng toàn cầu. Nội dung được chia sẻ bao gồm: lý do chuyển từ hoikuen sang yochien, và phân tích sự khác biệt giữa hai hệ thống trường mẫu giáo này.
>>> Chọn YOCHIEN hay HOIKUEN – PHẦN 1
Mình là mẹ đã chuyển con từ hoikuen sang yochien. Mình xin viết đôi điều để các mẹ tham khảo.
Lý do mình chuyển sang yochien:
Thứ nhất : số tiền học phí của Yochien nay đã được hỗ trợ nên về tài chính là có thể cân được.
Cụ tỷ như là trường con mình sẽ học: tiền đầu vào là 10,5 man, tiền đồng phục là 5 man. Mỗi tháng học phí là 3 man+ 700 yên tiền điều hoà. Tuy nhiên số này UBND quận hỗ trợ 2,5man 700 yên.
Vậy số tiền mình cần đóng chỉ còn lại là tiền đầu vào + đồng phục +học phí 5000 yên/ tháng. Vị chi là học phí mình vẫn cân được
Thứ 2 : mình làm baito làng nhàng và xác định luôn là ko thể cày làm nhiều được, gọi là làm đủ giờ cho bé nhỏ đi hoikuen là mừng. Vì mình có 3 bé nên quá bận để làm. Chính vì thế việc chuyển bạn thứ 2 sang yochien mình vẫn ráng để cân được. Bởi vì yochien rất phiền phức nếu mẹ không có thời gian thì thực sự đau đầu ý.
Cụ tỷ như là trường con mình là 1 trong số ít trường nhận trẻ từ 8 giờ và được enchou tới 17h30. Phí enchou thì nếu có giấy tờ đi làm đầy đủ, UBND quận hỗ trợ 1,1man 300 yên. Còn không enchou thì học từ 9h đến 14h chiều. Nhiều trường khác thì ngày thứ 4 chỉ học 2 tiếng buổi sáng (9-11h) thôi.
Số ngày nghỉ xuân, hạ, thu đông gì cũng dài ngoằng ra.
Trường cứ tháng đôi lần mẹ phải tham gia các event cùng.
Tháng vài lần phải lên trường lên đọc truyện cho chúng nó nghe.
Tháng vài lần phải tham gia các club như làm đồ chơi handmade, club đồ gốm….
Mình đang hy vọng cái chỗ mình làm không đuổi việc mình. Vì cứ tháng vài lần , mỗi thứ vài lần là hết nửa tháng
Bây giờ còn chưa nhập học mà đã tháng 2 lần phải tham gia hoạt động rồi.
Nói túm lại là nhiêu khê
Đã thế trường còn ko có bus đưa đón, và ko có cơm trưa nên phải bento 100%. Ôi cứ tưởng tượng 3 năm ròng gắn thanh xuân với cái bento đã thấy não rung rinh ngán ngẩm rồi.
Mình lúc nào cũng phải sốc tinh thần cố gắng 200% đây các mẹ ạ. Nghĩ đến con được học vui vẻ, trải qua tuổi thơ vui vẻ với đầy trải nghiệm lại cố đây.
Mà lúc phỏng vấn vào cũng khoai lắm chứ chả dễ dàng gì ý.
Lại tám về Hoikuen
Trước khi mình phỏng vấn yochien, mình có hẹn cô giáo chủ nhiệm của con mình ở hoikuen nói chuyện về ý định chuyển nó sang yochien.
Thật may cô có 9 năm dạy yochien và 4 năm dạy hoikuen ( đoạn này mình bất ngờ vì cữ nghĩ cô dạy hoikuen ko dạy đc yochien cơ)
Cô nói thế này : ngày xưa yochien và hoikuen có khoảng cách khá lớn về phương châm giáo dục cũng như cơ sở vật chất. Tuy nhiên những năm gần đây thì có rất nhiều trg hoikuen được đầu tư và có phương châm giáo dục tương đương yochien. Nên trừ những trường yochien bật hẳn lên thì có rất nhiều yochien chỉ tương đương hoikuen.
Cô bảo đặc biệt là các hoikuen ninka. Vì bản chất mấy trường này là tư và đc ninka. Nên nó có phương châm giáo dục mỗi trường mỗi khác. Cũng ko phải hoikuen là không có học tập đâu. Rất nhiều trg có hoạt động học tập.
Tuy nhiên nếu mình có ý định cho con juken cấp 1 thì nên chuyển sang yochien, bên ấy chuẩn chỉnh hơn, có thời gian hơn để cho bé đi các lớp học thêm.
Cô nói vậy mình mới nghĩ lại rằng bạn Mai Nhi nhà mình ngày trước học hoikuen ninka nhỏ thôi. Nhưng bạn được học tiếng anh mỗi tuần 1 buổi, bạn cũng được học đánh trống, học múa obon, học đàn kenban. Năm nenchou cô cũng cho làm quen bảng chữ cái bằng các game và tập tô nên các bé khi khoảng giữa năm nenchou đều biết đọc và biết viết 1 chút.
Năm học nenchou bạn cũng thường xuyên được đi giao lưu với trg cấp 1. Thi thoảng lại có anh chị cấp 1 tới trao đổi, nói chuyện.
Bạn cũng được học nấu ăn nữa như cắt rau, làm pizza và phải toban trong bếp mỗi tuần.
Cũng có tomari 2 lần vào năm nenchou
Cũng vẽ vời, làm kousaku nữa. Nghĩ lại thì cũng ngang ngửa, thậm chí hơn khối yochien mình đi kengaku ý các mẹ ạ.
Hoikuen của 2 bé nhỏ nhà mình đang đi cũng học hành này nọ và nhiều hoạt động lắm các mẹ ạ. Chứ ko hẳn chỉ giữ trẻ và chơi đâu.
Mình viết để các mẹ tham khảo và cân nhắc lựa chọn phù hợp với đk và hoàn cảnh gia đình, chứ đừng nên áp lực kiểu thấy có lỗi với con nhé.
Với con cái mẹ luôn là người tốt nhất trên đời. Chúng mình cũng cố gắng nhé
Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.
Đánh giá bài viết: