NHẬT BẢN VÀ CÁC NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÌM KIẾM ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM COVID-19

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Đời sống giãn cách kéo dài hơn mong đợi đối với hàng triệu người Nhật vẫn còn đang kiên nhẫn ở nhà, dù một mình hay với gia đình để chống lại virus corona chủng mới.

Đối với nhiều người, câu hỏi cấp bách nhất hiện nay là khi nào tình trạng khẩn cấp dự định sẽ hết hạn vào Thứ 4 (6/5) sẽ bị dở bỏ. Thủ tướng Shinzo Abe đã báo cáo với Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do – ông Toshihiro Nikai rằng ông dự định gia hạn biện pháp này và chính phủ đang cân nhắc kéo dài thêm 1 tháng nữa.

Ngay cả khi tình trạng khẩn cấp bị dở bỏ, mối đe dọa của làn sóng thứ 2 của virus corona chủng mới vẫn sẽ tồn tại sau khi xã hội mở cửa và có thể kéo dài nhiều tháng, nếu không phải là vài năm cho đến khi một loại vắc xin được phát triển và sản xuất đại trà.

Nhưng kể cả trong tình trạng không chắc chắn này, các nhà hoạch định chính sách đang bắt đầu hiểu rằng các biện pháp cẩn trọng cần được thực hiện trước khi các hạn chế khẩ n cấp bị dở bỏ.

Vào đầu tháng 4, Tổ chức Y Tế Thế giới đã tuyên bố bất kỳ chính phủ nào đang tìm cách giảm bớt các biện pháp phòng tránh cần đáp ứng 6 điều kiện: 1) Việc truyền bệnh đang trong khả năng kiểm soát; 2) các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể “phát hiện, kiểm tra, cách ly và điều trị mọi trường hợp và lần theo được mọi liên lạc”; 3) các nguy cơ từ những cụm lây lan từ những nơi dễ bị tổn thương như bệnh viện và viện dưỡng lão đang được giảm thiểu; 4) các biện pháp phòng chống được áp dụng tại các nơi như trường học, văn phòng và những địa điểm cần thiết khác; 5) nguy cơ nhập khẩu các trường hợp nhiễm bệnh mới khác được quản lý tốt; và 6) dân chúng được “giáo dục, tham gia và trao quyền đầy đủ để điều chỉnh theo chuẩn mực mới”.

Trong khi đó, hội đồng các chuyên gia về virus corona của chính phủ đã đề xuất 3 tiêu chuẩn tương tự để tháo gỡ tình trạng khẩn cấp: số lượng các ca nhiễm phải đang giảm dần; việc giảm 80% tương tác giữa con người với nhau đã đạt được; và các cơ sở y tế phải có khả năng điều trị đủ cho các bệnh nhân COVID-19.

Vì thế, liệu Nhật Bản có thể thỏa mãn những tiêu chí đó hay không là điều đang gây tranh cãi.

Ở hầu hết các vùng của Nhật Bản, các ca mới đang giảm và tương tác giữa con người với nhau đã giảm đáng kể, mặc dù vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu của chính phủ.

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ ca nhiễm đã giảm từ 12% vào ngày 7/4 – vào thời điểm Thủ tướng Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp xuống còn 1,5% vào ngày Chủ nhật.

Theo NTT Docomo, dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng các tháp điện thoại di động cho thấy sự di chuyển gần các ga lớn như ga Tokyo, Shinjuku, Shibuya và Roppongi đã giảm hơn 60% và đôi khi đến 80% kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.

Nhưng các quan chức của Tokyo cũng cho biết các cửa hàng tạp hóa, khu mua sắm và công viên công cộng đã thu hút rất đông người  kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.

Tuy nhiên, đối với tiêu chuẩn thứ 3 của hội đồng chuyên gia, Nhật Bản có thể không đáp ứng được.

Tokyo đã phải vật lộn để bảo đảm giường cho bệnh nhân COVID-19 và các bệnh viện đang vận hành đúng mức hoặc vượt quá khả năng trong gần một tháng nay. Vào đầu tháng 4, Chính quyền Thành phố Tokyo đã bắt đầu đưa bệnh nhân nhẹ hoặc không có triệu chứng do virus gây ra trực tiếp đến các khách sạn trống để làm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế.

Các ca lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng gây nhiều khó khăn.

Các ca tử vong ở Bệnh viện Đa khoa Eiju ở Quận Taito, Tokyo chiếm gần 1/3 số ca tử vong được báo cáo ở Tokyo và Bệnh viện Bokutoh ở Quận Sumida đã báo cáo 40 trường hợp dương tính giữa bệnh nhân và nhân viên chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần.

Những vụ lây lan này đã khiến các khoa tim mạch, các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sở sinh, các phòng cấp cứu và bộ phận quan trọng khác của các bệnh viện – nhiều trong số đó được thành phố chỉ định nhận bệnh nhân virus corona – mất khả năng điều trị. Trong mỗi trường hợp, một số lượng lớn bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong ít nhất 2 tuần.

Bởi kết thúc tình trạng khẩn cấp sớm hoặc đột ngột có thể gây ra một làn sóng nhiễm bệnh thứ 2, các chuyên gia cho rằng các biện pháp đối phó là cần thiết để bóc tách dần và và trong các giai đoạn tiến triển.

Nếu không có các bước ngăn chặn mọi người trở lại lối sống trước đây của họ, gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vô điều kiện có thể rất nguy hiểm.

Các nhân viên và sinh viên không có lựa chọn nào khác là quay lại văn phòng và lớp học bởi họ có thể trở thành thất nghiệp hoặc rớt môn, các công ty nhỏ và vừa có thể đối diện với nguy cơ phá sản nếu không tiếp tục kinh doanh trong khi không có sự hỗ trợ từ chính phủ, và mọi người đang rất muốn ra ngoài sau nhiều tuần giãn cách sẽ mong muốn cơ hội đoàn tụ với bạn bè và gia đình.

Đức đã bắt đầu dở bỏ các hạn chế được được thiết lập hơn 1 tháng trước. Một hệ thống chính trị phi tập trung cho phép 16 bang thực hiện và tháo dở độc lập các biện pháp giãn cách xã hội. Bởi nhiều nơi trên đất nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp, cả thế giới sẽ theo dõi cẩn thận liệu việc lây nhiễm có biến mất hay trở lại.

Tại Hoa Kỳ, các cuộc tranh luận đã trở nên chính trị hóa nghiêm trọng, dẫn đến các cuộc biểu tình tự do trên đường phố giữa những chuyên gia y tế và công dân về việc tái khởi động nền kinh tế mặc dù có sự gia tăng ổn định các ca nhiễm.

Để ngăn chặn virus tái xuất, thật rõ ràng rằng thế giới cần phải ở tình trạng “giới nghiêm” (lockdown) trong một thời gian dài – có thể vài năm.

Trong một báo cáo được công bố đầu tháng 4, các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đã cảnh báo rằng COVID-19 có thể bước vào chu kỳ dài hạn, tái xuất trong các mô hình hàng năm, 2 năm 1 lần hoặc 5 năm 1 lần trong 5 năm tới.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng các biện pháp giãn cách xã hội có thể cần thiết cho đến năm 2022 để giảm thiểu các đợt bùng phát tái nhiễm tiếp theo làn sóng ban đầu, và sự hồi sinh có thể diễn ra vào cuối năm 2024.

Thậm chí ngay cả khi tình trạng khẩn cấp được gỡ bỏ ở Nhật Bản, các chuyên gia đồng ý rằng việc xét nghiệm nhiều hơn là quan trọng để có thể ngăn chặn virus vĩnh viễn.

Cho đến nay, chiến lược của chính phủ vẫn là tập trung vào xét nghiệm các cá nhân bị nghi ngờ nhiễm bệnh. Khi virus corona đến bờ biển Nhật Bản gần 4 tháng trước, Nhật đã cố gắng từ từ thắt chặt kiểm soát biên giới. Sau khi sự lây nhiễm nổi lên ở các nhóm nhỏ, chính phủ sau đó tập trung vào việc truy đuổi các cụm, kiểm tra những người có dấu hiệu nhiễm bệnh rõ ràng và cho các trường hợp dương tính nhập viện. Sau đó, chính phủ nới lỏng chính sách với các bệnh nhân triệu chứng nhẹ để tránh sự quá tải ở bệnh viện.

Chiến lược này không còn có hiệu quả ở TokyoOsaka, theo ông Kentaro Iwata – giáo sư về các bệnh truyền nhiễm ở Khoa Y Đại học Kobe.

“Nhật Bản cần một sự thay đổi chiến lược nhưng việc huyển đổi này không xảy ra ngay lập tức”, ông nói. “Có một sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc xử lý vấn đề này.”

Chính phủ cần bắt đầu tập trung vào truy lùng những người tiếp xúc một cách quyết liệt và chủ động kiểm tra người dân để đánh giá tốt hơn mức độ bùng phát, ông Iwata cho biết.

Cư dân không thể mong đợi sự hồi đáp phù hợp khi không có được sự nắm bắt tình hình chính xác và điều đó chỉ có thể được thỏa mãn bằng cách xét nghiệm tích cực, theo ông Kenneth McElwain, một giáo sư tại Viện Khoa học Xã hội của Đại học Tokyo.

Các động thái sẽ được hướng dẫn bởi những gì công chúng nhận thức là số lượng thực của các ca nhiễm – trái với những gì chính phủ báo cáo – và xét nghiệm nhiều hơn cùng với truy lùng những người tiếp xúc có thể là cách duy nhất đề thu hẹp khoảng cách, theo ông McElwain.

“Quay trở lại với đời sống thường nhật yêu cầu rằng mọi người tin rằng người khác không bị nhiễm bệnh.”, ông nói. “Điều này yêu cầu sự tin tưởng rằng những người bị bệnh đã được xét nghiệm rồi.”

Theo JapanTimes

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản