HƯỚNG DẪN CHUYỂN VISA SINH VIÊN SANG VISA ĐI XIN VIỆC TẠI NHẬT SAU KHI TỐT NGHIỆP (特定活動ビザ)

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Vậy là giờ bạn đã ở năm cuối rồi, đậu các kỳ thi và chuẩn bị tốt nghiệp một trường đại học và có tấm bằng tốt nghiệp. Giờ đây, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu “cuộc sống thật sự”! Nhưng đáng tiếc, visa sinh viên của bạn sắp hết hạn và bạn vẫn chưa tìm được việc làm. Bạn cần thêm một ít thời gian để bắt đầu hoặc tiếp tục tìm việc tại Nhật. Đây cũng là trường hợp hay xảy ra thôi.
Thật may mắn, hiện nay có một thủ tục đổi visa khá đơn giản cho phép các bạn có sinh viên visa sắp tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, senmon (học nghề) tại Nhật đổi sang loại visa tìm việc ((特定活動ビザ). Với loại visa tìm việc này, bạn có thể có thểm thời hạn khoảng 6 tháng để tìm việc, với khả năng xin gia hạn thêm 6 tháng nữa nếu bạn có thể nộp hồ sơ chứng minh bạn đang rất cố gắng trong việc xin việc. KvBro sẽ hướng dẫn bạn các vấn đề liên quan đến bài viết này sau đây.

Điều kiện để được xin visa (特定活動ビザ)

Các bạn cần lưu ý rằng không phải bạn sinh viên nào sắp tốt nghiệp chưa xin được cũng có thể đủ điều kiện xin visa xin việc. Những điều kiện cần phải lưu ý như sau:

  • Ngay khi còn học trong trường (đại học, cao đẳng, senmon), bạn đã có những hoạt động tích cực để tìm việc tại Nhật, và sẽ tiếp tục tìm việc để được làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn không chứng minh được khi còn trong trường học đã từng đi xin việc thì đến khi tốt nghiệp sẽ không đủ điều kiện để xin loại visa này.
  • Là sinh viên chính quy của các trường đại học (大学、短期大学、大学院) hoặc trường đào tạo nghề (専門学校) theo Luật Giáo dục và Trường học của Nhật Bản.
  • Sinh viên các trường tiếng Nhật (日本語学校), nghiên cứu sinh dự bị Đại học hoặc Cao học (研究生), sinh viên thuộc khoa 別科 của các trường Đại học, và sinh viên dự thính (聴講生) không thuộc đối tượng được xin visa này.

Hồ sơ xin visa

Để chuyển đổi tình trạng visa, bạn phải đi đến Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản.
Trên website của Cục xuất nhập cảnh, bạn sẽ tìm thấy danh sách các tài liệu bạn cần chuẩn bị để xin chuyển đổi từ visa sinh viên sang visa xin việc (bằng tiếng Nhật). Để tiện cho các bạn hiểu, KVBro liệt kê và dịch sang tiếng Việt sau đây (nếu cần kiểm tra kỹ hơn hoặc muốn cập nhật thông tin mới nhất, xin vào vào website của cục tại đây.).

  1. Đơn đăng ký theo mẫu (在留資格変更許可申請書) :có tại từng Cục Xuất nhập cảnh địa phương và online;
    Lưu ý: đơn đăng ký có thể yêu cầu cung cấp thêm một số tài liệu khác mà không được liệt kê tại bài hướng dẫn này.
  2. Ảnh;
  3. Hộ chiếu hoặc Thẻ cư trú (パスポート及び在留カード) ;
  4. Tài liệu chứng minh rằng bạn có thể tự chi trả chi phí khi ở Nhật, chẳng hạn như giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy tờ chuyển khoản tiền từ Việt Nam sang Nhật…;
  5. tài liệu chứng minh nhân thân của bạn.

Nếu bạn tốt nghiệp đại học 4 năm tại Nhật hoặc cao học:

6.  bản sao bằng đại học, bằng cao học của bạn (大学・大学院卒業証明書) ;

7.  thư giới thiệu từ trường đại học xác nhận rằng bạn vẫn đang tiếp tục các hoạt động tìm việc (大学, 大学院による継続就職活動についての推薦状).

8. tài liệu chứng mình rằng bạn đang tiến hành tìm việc (継続して就職活動を行っていることを明らかにする資料): chẳng hạn như Thẻ đăng ký Hellowork (ハローワーク登録証), tờ giới thiệu các công ty có liên quan đến ngành nghề của bạn nhận được tại các hội chợ việc làm, bản in email lịch phỏng vấn hoặc kết quả xét duyệt hồ sơ ứng tuyển từ nhà tuyển dụng, phiếu tham gia các buổi giới thiệu về công ty…

Nếu bạn tốt nghiệp trường nghề (senmon):

6. Giấy chứng nhận chức danh chuyên môn mà bạn đạt được (専門学校の発行する専門士の称号を有することの証明書);
7. Bản điểm chi tiết ghi rõ các môn/ nội dung đã được học trong trường (専門学校の成績証明書);
8. thư giới thiệu từ trường đại học xác nhận rằng bạn vẫn đang tiếp tục các hoạt động tìm việc (専門学校による継続就職活動についての推薦状);
9. tài liệu chứng mình rằng bạn đang tiến hành tìm việc (継続して就職活動を行っていることを明らかにする資料): chẳng hạn như Thẻ đăng ký Hellowork (ハローワーク登録証), tờ giới thiệu các công ty có liên quan đến ngành nghề của bạn nhận được tại các hội chợ việc làm, bản in email lịch phỏng vấn hoặc kết quả xét duyệt hồ sơ ứng tuyển từ nhà tuyển dụng, phiếu tham gia các buổi giới thiệu về công ty…
10. tài liệu chứng minh cụ thể các khóa học bạn tham gia.

Cần lưu ý Thư giới thiệu từ trường đại học xác nhận rằng bạn vẫn đang tiếp tục các hoạt động tìm việc hoàn toàn khác với Thư giới thiệu mà trường đại học yêu cầu bạn lấy từ giáo sư hướng dẫn.Và việc cấp giấy giới thiệu hay không là tùy vào quy định của từng trường, do đó, các bạn nên hỏi trước các thầy cô phụ trách trong trường để đỡ mất thời gian.Để xin được giấy này, nhiều trường sẽ yêu cầu phỏng vấn bởi hiệu trưởng và bạn phải chứng minh các hoạt động tìm việc của mình, thư giới thiệu của hiệu trưởng… Thế nên, bạn nên chuẩn bị thật cẩn thận và giữ lại các tài liệu cần thiết trong quá trình đã xin việc trước đó nhé.

Thời gian xin visa mất bao lâu?

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ trên, bạn sẽ nộp tại Cục xuất nhập cảnh nơi mình sinh sống, chẳng hạn Cục xuất nhập cảnh Tokyo hay Osaka

Thông thường sẽ mất khoảng 2 đến 3 tuần để bạn thu thập tất cả các tài liệu, bao gồm phỏng vấn với hiệu trưởng và Thư giới thiệu mà bạn phải xin từ giáo sư hướng dẫn theo yêu cầu của nhà trường. Thông thường các giáo sư cũng yêu cầu bạn tự viết một lá thư cho thầy/cô để giải thích tại sao bạn cần một lá thư giới thiệu từ họ.
Sau khi nộp hồ sơ, sẽ mất từ 1-2 tháng để visa mới được phát hành. Bạn sẽ được trao cho thời hạn ở lại Nhật là 6 tháng. Cục Xuất nhập cảnh sẽ thông báo cho bạn biết bạn có thể gia hạn visa tiếp 6 tháng nữa nếu bạn có thể nộp đủ hồ sơ chứng mình bạn đang tích cực tìm việc. Như ví dụ đã nêu ở trên, email từ công ty bạn đang xin việc, các công ty giới thiệu việc làm mà bạn đang liên lạc có thể phát hành một tờ giấy chứng mình bạn đang tìm việc…

Bài viết liên quan:

Tham khảo thêm các bài viết về THỦ TỤC HÀNH CHÍNH khác tại đây.

Nguồn: Realestate

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro – Nhịp Sống Nhật Bản

KVBro - Nhịp sống Nhật Bản

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang web của KVBRO-Nhịp sống Nhật Bản. Xin vui lòng không đăng lại nội dung của trang web này nếu bạn chưa liên lạc với chúng tôi.