LY HÔN TẠI NHẬT BẢN – PHẦN 3 – CÁC CÂN NHẮC ĐẶC THÙ KHI MỘT BÊN HOẶC HAI BÊN MANG QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI
So sánh với ly hôn giữa những người có quốc tịch Nhật Bản, có nhiều vấn đề khó khăn cần phải cân nhắc nếu một bên hoặc cả hai bên mang quốc tịch nước ngoài (ly hôn với người nước ngoài được gọi là 国際離婚 trong tiếng Nhật) chẳng hạn như sẽ theo luật nước nào và tòa án nước nào có thẩm quyền trong vụ việc này.
Contents
Các câu hỏi thường gặp
Thông thường, các bên đương sự sẽ thường đặt các câu hỏi như sau:
+ Tôi là người Việt Nam, tôi muốn ly hôn với vợ/chồng Nhật tại Nhật
+ Tôi muốn trở về Việt Nam, tôi có thể ly hôn với vợ/chồng Nhật tại Việt Nam có được không?
+ Tôi muốn trở về Việt Nam, vợ/chồng Nhật muốn ly hôn tại Nhật có được không?
+ Cả hai vợ chồng đều là người Việt Nam có thể ly hôn tại Nhật hay không?
Tại sao ly hôn mà chủ thể có yếu tố nước ngoài mang tính đặc thù?
Khi thế giới toàn cầu hóa, các quan hệ giữa các cặp đôi gắn kết hôn nhân cũng thay đổi. Số lượng những người mang quốc tịch nước ngoài muốn ly hôn tại Nhật cũng như số lượng người Nhật và người nước ngoài muốn ly hôn tại Nhật cũng tăng lên. Không giống như một cặp đôi Nhật ly hôn tại Nhật, các vấn đề đặc thù nếu một hoặc cả hai bên là người nước ngoài phức tạp hơn:
+ Tuân theo luật quốc gia nào (luật điều chỉnh)
+ Sử dụng tòa án nước nào (thẩm quyền xét xử)
Luật điều chỉnh
Khi ly hôn tại Nhật Bản liên quan đến người nước ngoài, vấn đề đầu tiên là nên tuân theo luật nước nào. Tại Nhật Bản, theo thứ tự sau đây, luật sẽ áp dụng theo “Luật về Quy tắc chung về Áp dụng Pháp luật.”
1. Khi luật quốc gia của chồng và vợ giống nhau, áp dụng luật quốc gia đó;
2. Khi chồng và vợ không có cùng luật quốc gia, áp dụng luật nơi cư trú thường xuyên của chồng và vợ;
3. Khi không có luật nơi cư trú thường xuyên của chồng và vợ, thì áp dụng luật nơi có mối liên hệ gần gũi nhất với chồng và vợ;
4. Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng mang quốc tịch Nhật Bản có nơi cư trú tại Nhật Bản, áp dụng theo luật Nhật Bản.
Ví dụ: Trong trường hợp vợ hoặc chồng sống tại Nhật Trong trường hợp chồng mang quốc tịch Nhật và vợ mang quốc tịch nước ngoài, và nếu cả hai sống tại Nhật, và dự định ly hôn tại Nhật => Vì họ mang quốc tịch khác nhau, trường hợp 1 bên trên không áp dụng, và bởi vì cả hai đều có nơi cư trú thường xuyên chung là Nhật, trường hợp 2 sẽ áp dụng, và họ có thể ly hôn theo luật Nhật. |
Ví dụ: Khi cả hai người mang quốc tịch nước ngoài dự định ly hôn tại Nhật Bản Trong trường hợp vợ và chồng đều là người Việt Nam dự định ly hôn tại Nhật Bản => Họ có thể ly hôn theo luật của nước CHXHCN Việt Nam |
Tòa án có thẩm quyền
Nếu một hoặc cả hai bên đều từ nước ngoài, và nếu tòa án được sử dụng cho quá trình ly hôn, có một vấn đề phát sinh là tòa án nào có thẩm quyền xét xử. Đây là vấn đề quan trọng cần cân nhắc vì rất nhiều rắc rối có thể phát sinh trong suốt quá trình ly hôn thông qua tòa án.
Ví dụ: Khi vợ và chồng sống tại Nhật Bản Nếu vợ và chồng có nơi cư trú chính thức tại Nhật Bản, bởi vì tòa án Nhật có thẩm quyền xét xử, hai bên có thể sử dụng tòa án Nhật để ly hôn. |
Ví dụ: Trong trường hợp ly hôn với người sống ở nước ngoài Nếu phối ngẫu sống ở nước ngoài và bạn muốn ly hôn với người đó, trong hầu hết các trường hợp, bạn cần sử dụng tòa án nơi người đó sinh sống. |
Tổng kết
Cùng với các tranh chấp liên quan đến ly hôn, các vấn đề như quyền nuôi con, phân chia tài sản và đền bù cho tổn thất về tinh thần thường xuyên diễn ra. Trên đây chỉ là một số kiến thức rất cơ bản, với những vụ việc cụ thể có thể bạn cần tư vấn từ các luật sư Nhật có kinh nghiệm nếu bạn muốn ly hôn tại Nhật Bản.
Các bài viết cùng chủ đề: Ly hôn tại Nhật Bản Phần 1, Phần 2, Phần 4, Phần 5 Phần 6
Đánh giá bài viết:
Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.