HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 3 – THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – RÚT LẠI ĐỀ NGHỊ TUYỂN DỤNG DỰ KIẾN

Theo “hệ thống tuyển dụng dài hạn” của Nhật Bản, tuyển dụng định kỳ rộng rãi được thực hiện khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Trong nhiều trường hợp, thời gian được thực hiện trong khi sinh viên tốt nghiệp tương lai vẫn đang học để tổ chức các buổi giải trình về công ty cũng như triển khai việc tuyển dụng và quy trình tuyển chọn, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ưu việt. Các lời mời làm việc dự kiến ​​sau đó được đưa ra vào thời điểm sớm hơn đáng kể so với ngày dự kiến ​​gia nhập công ty.

Trong án lệ, mặc dù bản chất pháp lý của một đề nghị tuyển dụng dự kiến được cho là khác biệt tùy theo tính huống, nếu không có kế hoạch công bố đặc biệt ý định ký kết hợp đồng lao dộng (bên cạnh thông báo đề nghị tuyển dụng dự kiến), đáp trả của nhân viên cho việc tuyển dụng của công ty được xem như đơn xin ký kết hợp đồng lao động, và thông báo kết quả của đề nghị tuyển dụng dự kiến từ công ty được xem như thể hiện sự chấp thuận. Theo đó, một hợp đồng lao động bảo lưu quyền chấm dứt bao gồm thời gian bắt đầu (*) được xem như đã thiết lập. 

Read more

HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 1 – LỜI NÓI ĐẦU

Mục tiêu của chuỗi bài viết của KVBro về “Hướng dẫn Pháp luật về Tuyển dụng” giúp hỗ trợ các bạn Việt Nam cũng như các công ty hiểu được chính xác các quy tắc về tuyển dụng tại Nhật Bản để nâng cao khả năng tiên đoán và dễ dàng hơn khi đi làm và/hoặc mở rộng doanh nghiệp mà không gặp các vấn đề về tranh chấp lao động. Hướng dẫn này dựa trên việc phân tích và phân loại các án lệ liên quan đến quan hệ lao động, dựa trên Điều 37.2 của Luật về Đặc khu Chiến lược Quốc gia (Luật số 107 ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2013).

Các hướng dẫn này của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi sẽ được sử dụng bởi Các Trung tâm Tư vấn Lao động và Tuyển dụng được thành lập tại các Đặc khu Chiến lược Quốc gia để hỗ trợ tư vấn các vấn đề về quản lý tuyển dụng và hợp đồng lao động đáp ứng các yêu cầu từ các công ty và các tổ chức khác.

Read more

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ) VỀ CON CÁI (QUYỀN NUÔI CON, QUYỀN GIÁM HỘ…)

Các mối quan hệ gia đình cũng như các quy trình thủ tục liên quan luôn là mối quan tâm của các gia đình Việt sống tại Nhật. Trong chuỗi bài viết TÌM HIỂU PHÁP LUẬT NHẬT BẢN, KVBro xin chia sẻ một số câu hỏi thường gặp mà Toà án Nhật Bản phổ biến về Con cái (Quyền nuôi con, quyền giám hộ…) giúp chúng ta có hiểu biết những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này.

Read more

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ) VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ CÁC THỦ TỤC LIÊN QUAN

Các mối quan hệ gia đình cũng như các quy trình thủ tục liên quan luôn là mối quan tâm của các gia đình Việt sống tại Nhật. Trong chuỗi bài viết TÌM HIỂU PHÁP LUẬT NHẬT BẢN, KVBro xin chia sẻ một số câu hỏi thường gặp mà Toà án Nhật Bản phổ biến về quan hệ gia đình và quy trình thủ tục liên quan giúp chúng ta có hiểu biết những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này.

Read more

LY HÔN TẠI NHẬT BẢN – PHẦN 3 – CÁC CÂN NHẮC ĐẶC THÙ KHI MỘT BÊN HOẶC HAI BÊN MANG QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI

So sánh với ly hôn giữa những người có quốc tịch Nhật Bản, có nhiều vấn đề khó khăn cần phải cân nhắc nếu một bên hoặc cả hai bên mang quốc tịch nước ngoài (ly hôn với người nước ngoài được gọi là 国際離婚 trong tiếng Nhật) chẳng hạn như sẽ theo luật nước nào và tòa án nước nào có thẩm quyền trong vụ việc này.

Read more