XIN NHẬP QUỐC TỊCH NHẬT BẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Ngày càng có nhiều người Việt Nam tại Nhật muốn gắn bó lâu dài hơn với quê hương thứ 2. Gần đây, việc xin Vĩnh trú ngày càng khó khăn, và thời gian để có đủ thời gian xin vĩnh trú quá dài (10 năm), nên nhiều bạn chọn cách đổi Quốc tịch (từ quốc tịch VN sang Nhật Bản). Sau đây KVBRO tóm tắt các bước chuẩn bị và giấy tờ cần thiết cho việc thay đổi quốc tịch này.

Contents

1. Nhờ Luật sư tư vấn:

  • Thông thường để đỡ mất thời gian thì nên thuê Luật sư (hoặc Shiho-Shoshi) tư vấn để quá trình chuẩn bị nhanh hơn. Luật sư sẽ thay mặt bạn tổng hợp hồ sơ và làm việc với Sở tư pháp.
  • Nếu bạn nào tiếng Nhật tốt, có thời gian, không muốn tốn chi phí cho Luật sư, thì có thể trực tiếp lên Sở tư pháp (houmu-sho) tại thành phố mình đang sinh sống, trình bày nguyện vọng muốn đổi quốc tịch.
  • Sở tư pháp sẽ cử người chuyên phụ trách vụ việc của bạn. Sau đó bạn chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên Sở tư pháp này.

 

2. Các giấy tờ cần chuẩn bị

Gửi các giấy tờ này cho Luật sư, họ sẽ làm thành 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh, để nộp lên Sở tư pháp.

Các giấy tờ bằng tiếng Việt thì đều cần bản dịch.

Lưu ý: Có thể làm giấy tờ uỷ thác cho Luật sư đi lấy giùm các giấy tờ tại Nhật

 – Bản Copy hợp đồng thuê nhà tại Nhật, hoặc sổ chứng nhận quyền sở hữu nhà tại Nhật.

– Copy sổ ngân hàng (khoảng 3-6 tháng, để chứng minh có thu nhập ổn định)

– Các tài sản khác : giấy chứng nhận nắm giữ cổ phiếu v.v…  (cả tại Nhật và VN)

– Chứng nhận thu nhập năm trước: Gensen-Choshu-Hyo

– Bảng lương: 3 tháng gần nhất

– Giấy chứng nhận đã nộp thuế Kokumin-Nenkin và Kousei-Nenkin. (lấy ở Nenkin-Jimusho, 1 năm gần nhất)

– Jyumin-Hyo tại Nhật

– Ảnh chụp trong vòng 6 tháng (2 ảnh, 5×5)

– Ảnh chụp toàn cảnh gia đình (vài tấm, có ảnh sinh hoạt chung, đi chơi v.v…)

– Hộ chiếu (Copy tất cả hộ chiếu từ trước tới giờ)

– Bằng lái xe

– Thẻ ngoại kiều (Zairyu-Card, từ trước tới giờ)

– Sơ yếu lý lịch, viết đầy đủ ngày ra khỏi Nhật, và vào Nhật trong quá khứ (5 năm)

– Giấy kết hôn của 2 vợ chồng

– Giấy kết hôn của Bố mẹ vợ

– Giấy kết hôn của Bố mẹ chồng

– Giấy khai sinh (của tất cả các thành viên xin chuyển Quốc tịch)

– Giấy Khai sinh của anh chị em Ruột (của tất cả các thành viên xin chuyển quốc tịch)

– Sổ hộ khẩu (của tất cả các thành viên xin chuyển Quốc tịch)

– Giấy lý do xin chuyển quốc tịch

– Giấy chứng nhận việc làm (Zaishoku-Shomeisho) cho tất cả các thành viên xin chuyển quốc tịch.

– Giấy chứng nhận trình độ tiếng Nhật (bằng N1, N2, N3)

– Các giấy chứng nhận bằng cấp : bằng Đại Học, v.v…

– Giấy đồng ý cho chuyển Quốc tịch, có chữ ký của bố mẹ các thành viên xin chuyển quốc tịch.

– Thống kê chi tiêu, thu nhập hàng tháng (để đảm bảo chứng minh được Thu nhập đủ sống tại Nhật)

– Trích lục thống kê Ra-Vào nước Nhật Bản của tất cả các thành viên xin chuyển Quốc tịch (lấy tại Cục Xuất nhập cảnh)

– Đơn xin chuyển quốc tịch

3. Phỏng vấn và nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp

– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thành 1 bộ hồ sơ.

– Sở tư pháp sẽ hẹn lịch với bạn, để nộp bộ hồ sơ chính thức.

– Sau khi nộp hồ sơ xong thì khoảng 6 tháng sau, nếu hồ sơ đươc chấp nhận, Sở tư pháp sẽ gọi điện thoại, yêu cầu tới phỏng vấn.

4. Bỏ quốc tịch Việt Nam

-Sau khi phỏng vấn khoảng 3 tháng. Sở tư pháp sẽ gửi thư xác nhận cho nhập Quốc tịch tới nhà

-Đồng thời, yêu cầu đi làm thủ tục bỏ quốc tịch Việt Nam

-Cầm giấy xác nhận cho nhập Quốc tich này, đi Hợp pháp hoá lãnh sự tại Bộ ngoại giao của Nhật, có thể làm qua bưu điện.

Hồ sơ từ bỏ quốc tịch VN gồm:

– Đơn xin thôi Quốc tịch Việt Nam

– Tờ khai lý lịch để xin thôi quốc tịch

– Giấy Thoả thuận xin thôi quốc tịch cho trẻ chưa thành niên

– Đơn xin thôi Quốc tịch dành cho người giám hộ

– Giấy xác nhận cho nhập Quốc tịch Nhật của Bộ tư pháp Nhật (đã hợp pháp hoá lãnh sự).

– Copy Hộ chiếu

– Copy giấy Khai sinh

Nộp tại Đại sư quán VN, nộp 3 bộ hồ sơ cho mỗi thành viên xin thôi quốc tịch, .

5. Quốc tịch Nhật Bản.

– Sau khi lấy giấy chứng nhận đã thôi quốc tịch VN.

– Gửi giấy này lên Sở tư pháp, thông thường sau 1-2 tuần, sẽ nhận được giấy chứng nhận đã nhập quốc tịch Nhật Bản. Sau đó bạn mang giấy này đi làm hộ chiếu.

Sau khi có quốc tịch Nhật, các bạn nhớ đi thay đổi tên họ, quốc tịch, các thông tin cá nhân khác nếu có, trên giấy tờ Nhà đất, bằng lái xe v.v…. theo đúng thông tin trên Hộ chiếu Nhật bản, tránh các phiền phức về sau.

 

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

CAPTCHA