HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG – PHẦN 3 – THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – RÚT LẠI ĐỀ NGHỊ TUYỂN DỤNG DỰ KIẾN

Theo “hệ thống tuyển dụng dài hạn” của Nhật Bản, tuyển dụng định kỳ rộng rãi được thực hiện khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Trong nhiều trường hợp, thời gian được thực hiện trong khi sinh viên tốt nghiệp tương lai vẫn đang học để tổ chức các buổi giải trình về công ty cũng như triển khai việc tuyển dụng và quy trình tuyển chọn, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ưu việt. Các lời mời làm việc dự kiến ​​sau đó được đưa ra vào thời điểm sớm hơn đáng kể so với ngày dự kiến ​​gia nhập công ty.

Trong án lệ, mặc dù bản chất pháp lý của một đề nghị tuyển dụng dự kiến được cho là khác biệt tùy theo tính huống, nếu không có kế hoạch công bố đặc biệt ý định ký kết hợp đồng lao dộng (bên cạnh thông báo đề nghị tuyển dụng dự kiến), đáp trả của nhân viên cho việc tuyển dụng của công ty được xem như đơn xin ký kết hợp đồng lao động, và thông báo kết quả của đề nghị tuyển dụng dự kiến từ công ty được xem như thể hiện sự chấp thuận. Theo đó, một hợp đồng lao động bảo lưu quyền chấm dứt bao gồm thời gian bắt đầu (*) được xem như đã thiết lập. 

Read more

VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NGOẠI QUỐC TẠI NHẬT

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã công bố tình trạng thông báo về “tình trạng việc làm của người nước ngoài” tại Nhật Bản tính đến cuối tháng 10/2021. Mặc dù dịch bệnh Covid đang hoành hành khiến cho một số lượng lớn thực tập sinh Việt chưa sang được Nhật thì số lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản vẫn tăng 2,1% so với năm trước lên 453.344 người, chiếm 26,2% tổng số lao động và đứng đầu bảng xếp theo quốc tịch các quốc gia.

Read more