NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI LEO NÚI PHÚ SĨ
Núi Phú Sĩ là biểu tượng độc đáo của Nhật Bản, và nơi đây không chỉ được du khách yêu thích mà còn được xem là ngọn núi linh thiêng với người Nhật Bản. Rất nhiều người mong ước được leo lên đỉnh núi Phú Sĩ để được ngắm nhìn mặt trời mọc từ ngọn núi thiêng liêng và cao nhất Nhật Bản này.
Lên đến độ cao 3776 m không phải là chuyện đơn giản, nhưng hàng năm lượng người đổ về núi Phú Sĩ rất đông với hy vọng chinh phục được bản thân. Trước khi bạn cố thực hiện thử thách này, KVBro điểm qua một số điều bạn cần lưu ý trước khi quyết định thực hiện – từ thời điểm tuyệt nhất để leo núi và bạn có thể thấy gì khi ở đỉnh núi.
Nếu bạn quyết định leo núi cùng các bạn nhỏ, hãy tham khảo bài viết này nhé. Cần lưu ý leo núi Phú Sĩ khá khó, vì thế chỉ nên thử thách với các bạn cấp 2 trở lên.
LEO NÚI (TREKKING, HIKING) CÙNG TRẺ – PHẦN 1 – CÁC LƯU Ý THEO ĐỘ TUỔI
MÙA LEO NÚI PHÚ SĨ
Mặc dù bạn có thể leo núi Phú Sĩ quanh năm bất kỳ lúc nào bạn muốn, KVBro nghĩ rằng bạn nên leo núi vào mùa leo núi, tức thường là vào giữa tháng 7 và tháng 9 hàng năm. Không chỉ đây là thời điểm ấm áp và an toàn nhất trong năm, mà các tiệm cà phê và cửa hàng cũng mở cửa để bạn có thể mua đồ dùng, quà lưu niệm.
CUNG ĐƯỜNG LEO NÚI
Không chỉ có một cung đường để leo, mà có đến 4 cung đường cho bạn lựa chọn khi leo núi Phú Sĩ, và chúng khác nhau về độ khó và thời gian dự kiến leo. Núi Phú Sĩ chia thành 10 trạm dừng chân khác nhau, và hầu hết các cung đường bắt đầu tại trạm dừng chân số 5. Bạn phải tự lượng sức mình trước khi lựa chọn một cung đường nào nhé! Theo kinh nghiệm của những người từng leo núi Phú Sĩ, đây là thử thách thật sự cho những người bình thường, đi giữa đường muốn lên không nổi, muốn xuống không xong (vì cũng xa như thế), mà vẫn phải cố theo đoàn đến đích. Do đó hãy cẩn trọng khi lựa chọn cung đường nhé!
+ Cung đường Yoshida: Đây là cung đường được yêu thích nhất, bởi có thể có thể ngắm được Ngũ hồ Phú Sĩ ngay từ điểm bắt đầu.
+ Cung đường Fujinomiya: Một trong những cung đường hay được lựa chọn là cung đường Fujinomiya, và mặc dù đây là cung đường ngắn nhất, đây cũng là cung đường dốc nhất, vì thế một số người cho rằng đây không phải là cung đường dễ nhất.
+ Cung đường Subashiri: Cung đường này bắt đầu thấp hơn các cung đường khác, vì thế bạn có thể tận hưởng cảm giác leo trong rừng lúc bắt đầu cuộc hành trình.
+ Cung đường Gotemba: Đây là cung đường mất nhiều thời gian nhất, cung đường Gotemba không dành cho những người ít kinh nghiệm leo núi.
Bạn có thể đặt tour leo núi Phú Sĩ tại đây (高速バス)
NHỮNG VẬT DỤNG MANG THEO
Đương nhiên bạn phải mang theo nhiều vật dụng để leo lên ngọn núi cao nhất Nhật Bản này. Vậy những vật dụng cần thiết là gì? Có những vật dụng không thể thiếu để xử lý những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Bốt leo núi: Bạn sẽ đi dọc đường núi, và thường khá gồ ghề và nhiều đá, do đó để tránh trường hợp xấu xảy ra, bạn nên leo núi bằng bốt leo núi tốt, không phải bằng giày thể thao thông thường nhé!
Balo: Khi đi leo núi, bạn cần phải có 1 chiếc balo nhẹ mà đựng được nhiều đồ tiện dụng mà khi đeo không bị đau vai bởi bạn phải đeo suốt thời gian leo núi.
Quần áo ấm: Ở chân núi Phú Sĩ trời có thể nóng vào mùa leo núi, nhưng từ trạm dừng chân số 7, bạn sẽ cảm giác như mùa hè chuyển sang đông. Trời rất lạnh vào mùa leo núi, đặc biệt vào buổi tối và sáng sớm. Bạn nhớ mang theo những vật dụng giữ ấm nếu cần thiết, nhưng hãy mặc nhiều lớp áo để cởi ra, mặc vào dễ dàng tùy theo độ cao của núi.
Đèn pin: Bạn cần phải có 1 chiếc đèn pin bật chiếu sáng khi leo núi lúc buổi đêm tối. Chiếc đèn pin đeo ở đầu chuyên dụng là vật bắt buộc phải có khi bạn đi leo núi.
Gậy đi bộ: Bạn có thể mua gậy đi bộ tại một cửa hàng bán quà tặng tại trạm dừng chân số 5 trước khi leo núi. Gậy leo núi giúp bạn leo lên dễ hơn và cũng là món quà lưu niệm dễ thương.
Mũ: Bạn chắc chắn cần 1 chiếc mũ để giữ ấm cho đầu khi ban đêm và che nắng ban ngày.
Oxy nén: Nếu bạn thuộc dạng khó thở, bạn nên mang theo bình oxy nén để giúp chống chóng mặt và khó thở. Các bình oxy dạng này được bán tại trạm dừng chân số 5.
Nước uống: Lượng nước được yêu cầu mang theo là 2 lít, nhưng nếu có thể hãy mang nhiều hơn. Cần nhớ là không có thùng rác trên núi đâu, vì thế bạn sẽ mang chai nhựa theo và chỉ vất đi khi xuống núi.
Đồ ăn vặt: Bạn nên mang theo từ cơm nắm onigiri đến các món ăn vặt mà bạn thích, hãy nhớ mang theo những món cung cấp năng lượng nhé!
LEO NÚI VÀO BAN ĐÊM ĐỂ NGẮM MẶT TRỜI MỌC
Bạn có thể lựa chọn leo bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng nhiều người thích chọn thời điểm bắt đầu leo vào ban đêm, để khi lên đỉnh núi là vào sáng sớm, đây là thời điểm ngắm mặt trời mọc, gọi là “goraiko”. Ngắm bình minh từ đỉnh núi Phú Sĩ không chỉ là trải nghiệm tuyệt vời, mà còn được xem là điềm lành, mang đến sự thịnh vượng.
SỢ ĐỘ CAO
Hầu hết mọi người có cảm giác sợ độ cao khi bay, nhưng cũng có thể có khi leo lên từng tầng núi. Các biểu hiện sợ độ cao bao gồm chóng mặt, nhức đầu, khó thở, và buồn nôn. Để tránh sự khó chịu này, bạn nên lên kế hoạch nghỉ ngợi tại 10 trạm dừng chân dọc đường, ít nhất là 20 phút để điều chỉnh sự thay đổi độ cao. Bạn có thể thậm chí ngủ tại những cabin dọc cung đường, nhưng bạn cần đặt chỗ từ sớm và thanh toán phí khoảng 6.000 để có thể thực hiện việc này.
PHẢI TRẢ PHÍ ĐỂ ĐI VỆ SINH
Cần nhớ mang theo nhiều xu khi leo núi Phú Sĩ bởi các nhà vệ sinh trên núi không miễn phí. Không chỉ như vậy, càng lên cao phí càng tăng. Mỗi lần đi bạn sẽ mất 200-300 yên nhé!
NGUYỆN CẦU TẠI ĐỀN, ĂN RAMEN, VÀ THẬM CHÍ GỬI POSTCARD TỪ ĐỈNH NÚI!
Đỉnh núi Phú Sĩ có nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng. Tại đây bạn có thể cầu nguyện tại đền Kusushi và Okumiya, nhà hàng, cửa hàng quà tặng… Đáng ngạc nhien hơn, bạn có thể thấy một bưu diện để gửi postcard cho người thân yêu cho họ biết rằng bạn đã lên đến đỉnh núi Phú Sĩ rồi đấy!
Đánh giá bài viết:
KVBro- Nhịp Sống Nhật Bản