NHẬT BẢN ĐỨNG THỨ 2-VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 16 CÁC NƯỚC GIÀU CÓ NHẤT CHÂU Á

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á của Insider Monkey, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16. Hy vọng một ngày không xa, Việt Nam sẽ lọt vào top 10 quốc gia giàu có nhất Châu Á. Trong khối Asean, ngoài Việt Nam đứng vị trí 16 còn có Indonesia (7), Singapore (10), Thái lan (12) và Malaysia (18)

Read more

CHUYỆN GÌ SẼ ĐẾN VỚI KINH TẾ HOA KỲ?

Viễn cảnh kinh tế và tài chính toàn cầu cho năm nay đã trở nên u ám nhanh chóng trong những tháng gần đây. Các hộ gia đình, nhà đầu tư và xây dựng chính sách giờ đang tự hỏi liệu mình cần điều chỉnh các hy vọng như thế nào và cho bao lâu? Câu trả lời nằm ở câu trả lời của 6 câu hỏi dưới đây.

Câu hỏi thứ nhất là liệu tình trạng lạm phát tăng cao tại hầu hết các nước kinh tế phát triển sẽ mang tính tạm thời hay lâu dài? Tranh luận về câu hỏi này đã kéo dài cả năm và kết cục dường như đã định. Phe “lâu dài” đã thắng còn phe “tạm thời”, gồm hầu hết lãnh đạo các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ đã thừa nhận mình “mắc sai lầm”.

Câu hỏi thứ hai là liệu tình trạng lạm phát tăng vì lý do tổng cầu tăng quá mức (do áp dụng các chính sách tiền tệ, tín dụng và tài khóa nới lỏng) hay do các cú sốc tiêu cực cho tổng cung vì tình trạng lạm phát và đình đốn (từ các đợt phong tỏa do đại dịch, nút cổ chai trong chuỗi cung ứng, nguồn cung lao động thiếu hụt tại Hoa Kỳ, ảnh hưởng của cuộc chiến của Nga tại Ukraina lên giá hàng hóa và chính sách “nói không với Covid” của Trung Quốc).

Read more

KINH TẾ PHÂN LÔ BÁN NỀN TRUNG QUỐC

Tình trạng phá sản hiện hữu của gã khổng lồ Evergrande (Hằng Đại) trong lĩnh vực bất động sản với khoản nợ 300 tỷ USD đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu thấy rôm đốt sau lưng. Phần lớn những nhà phân tích tập trung vào việc xét đoán khả năng liệu chính phủ Trung Quốc sẽ thành công trong việc khoanh vùng sự cố, tránh hậu quả lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính kiểu phương Tây hay không?! Nếu người ta xét đến túi tiền to dự trữ ngoại hối khoảng 3.000 tỷ USD hay khả năng đặt ra các điều kiện yêu cầu tái cấu trúc nhanh chóng của chính phủ, sẽ rất ít người đặt cược vào khả năng xảy ra khủng hoảng nói trên. Nhưng việc tập trung để ổn định tài chính mang tính ngắn hạn này sẽ khiến Trung Quốc bỏ qua một thách thức lớn hơn của mình. Đó là làm thế nào để tái cân bằng nền kinh tế vốn đã từ lâu nay dựa vào đầu tư bất động sản (BĐS) ở quy mô khổng lồ để có tăng trưởng và công ăn việc làm.

Read more

VIỆT NAM CHỐNG DỊCH QUA MẮT NƯỚC NGOÀI – VẤP NGÃ TRONG CHÍNH SÁCH CHỐNG COVID ĐE DỌA SỰ BÙNG NỔ KINH TẾ

Các rủi ro hiện tại của Việt Nam khiến cho câu ngạn ngữ của giới đầu tư chứng khoán là “mua vào khi có tin đồn và bán đi khi có tin trên báo” (buy the rumor, sell the fact) trở nên không đúng khi biến thể Delta đảo ngược câu chuyện về nền kinh tế được rỉ tai nhau là đã đánh bại đại dịch.

Cho đến tháng Bảy, ngôi sao tăng trưởng Đông Nam Á vẫn trên đà tăng trưởng nhiều năm bất chấp nền kinh tế khu vực thực sự bị “đánh tơi bời.” Chính phủ [VN] đã nhanh nhạy trong việc quyến rũ các công xưởng đi theo mình khi họ tìm đường từ bỏ nước Trung Quốc vốn bị bầm dập bởi cuộc thương chiến. Lời đồn trên thị trường là Hà Nội có công thức đặc trị Covid-19. Tức là, vẫn duy trì hoạt động kinh tế bình thường trong bối cảnh số lây nhiễm và tử vong thấp khó tưởng.

Read more

CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN BỔ SUNG NGÂN SÁCH LỚN ĐỂ CHỐNG LẠI VIRUS CORONA CHỦNG MỚI

Chính phủ hôm thứ Hai đã đệ trình lên Nghị viện một khoản ngân sách bổ sung 25,69 nghìn tỷ yên (240 tỷ USD) để tài trợ cho gói các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thiểu tác động kinh tế của COVID-19.

Read more

NHẬT BẢN HẠ BẬC ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ THÀNH “TRỞ NÊN TỒI TỆ NHANH CHÓNG”

Nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng “trở nên tồi tệ hơn” vào tháng Tư do đại dịch virus corona toàn cầu, chính phủ cho biết hôm thứ Năm, hạ cấp đánh giá trong tháng thứ hai liên tiếp.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2009, sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Văn phòng Nội các đã sử dụng thuật ngữ “tồi tệ hơn” hoặc ” đang tệ hơn” trong báo cáo hàng tháng để mô tả tình trạng của nền kinh tế Nhật Bản.

Read more