KINH TẾ PHÂN LÔ BÁN NỀN TRUNG QUỐC

Tình trạng phá sản hiện hữu của gã khổng lồ Evergrande (Hằng Đại) trong lĩnh vực bất động sản với khoản nợ 300 tỷ USD đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu thấy rôm đốt sau lưng. Phần lớn những nhà phân tích tập trung vào việc xét đoán khả năng liệu chính phủ Trung Quốc sẽ thành công trong việc khoanh vùng sự cố, tránh hậu quả lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính kiểu phương Tây hay không?! Nếu người ta xét đến túi tiền to dự trữ ngoại hối khoảng 3.000 tỷ USD hay khả năng đặt ra các điều kiện yêu cầu tái cấu trúc nhanh chóng của chính phủ, sẽ rất ít người đặt cược vào khả năng xảy ra khủng hoảng nói trên. Nhưng việc tập trung để ổn định tài chính mang tính ngắn hạn này sẽ khiến Trung Quốc bỏ qua một thách thức lớn hơn của mình. Đó là làm thế nào để tái cân bằng nền kinh tế vốn đã từ lâu nay dựa vào đầu tư bất động sản (BĐS) ở quy mô khổng lồ để có tăng trưởng và công ăn việc làm.

Read more

QUỐC PHÒNG TRONG TƯƠNG LAI

Bài viết của anh Lý Khai Phục (Li Kai-fu) trên tờ The Atlantic – anh Lý người Đài Loan, trước giữ các chức vụ khá lớn tại Google và Microsoft nhưng nay làm ăn, đầu tư tại Trung Quốc. Hồi ký của anh đã được dịch và bán tại Việt Nam. Anh mới ra cuốn “AI 2041: Ten Visions for Our Future” (AI năm 2041: 10 Viễn Kiến Cho Tương Lai) nên dạo này chăm chỉ quảng bá cho cuốn sách (và qua đó PR ngầm cho Trung Quốc). Một trong những bài anh viết gần đây là trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về trí tuệ nhân tạo (AI).

Read more

VACCINE CORONAVAC VÀ SINOPHARM CÓ HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

Trung Quốc phát triển nhiều loại vaccine trong cuộc đua với Âu Mỹ, trong đó nổi bật phải kể đến 2 loại là Sinopharm và CoronaVac.
2 loại vaccine này sử dụng công nghệ rất truyền thống là dùng virus bất hoạt, tức virus đã bị làm mất khả năng lây nhiễm và sẽ tiêm vào cơ thể người để làm hoạt hoá hệ miễn dịch. Công nghệ này được dùng chế tạo vaccine như vaccine bại liệt. Điểm mạnh là ta có thể trữ vaccine ở nhiệt độ lạnh khoảng 4 độ. Điểm yếu của công nghệ này là có thể làm cho hiệu lực của vaccine bị giảm nếu so với các công nghệ hiện đại như mRNA hay viral vector.

Read more

SAU 1,4 TỶ LIỀU, TRUNG QUỐC NHẬN RA MÌNH CÓ THỂ CẦN mRNA VACCINE

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đã không phê duyệt hay phân phối vắc-xin phòng chống Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA – công nghệ đã được chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả nhất ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút. Nhưng lập trường này có lẽ đang thay đổi.

Read more

NGƯỜI TÂY VIẾT KHỔNG TỬ

Cái “linh hồn vất vưởng” đó bỗng trở về. Lúc mà Trung Quốc ở giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế với tốc độ nhanh hơn 10 lần so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, người Trung Quốc giở lại các tư tưởng xa xưa để tìm sự kết nối với quá khứ. Kinh sách cổ trở nên các đầu mục bán chạy đến mức vào năm 2009, công ty sở hữu trang web National Studies, trang web bán kinh sách Khổng Tử được số hóa đã niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Để lôi cuốn doanh nhân, ĐHTH Bắc Kinh cùng các trường danh tiếng khác mở khóa học cho các nhà quản lý, hứa hẹn sẽ mang cho họ những lời khuyên uyên áo từ kinh sách cổ áp dụng cho công việc kinh doanh.

Read more

AI THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN AI?

Bài viết của Eric Schmidt, trùm Google, và Graham Allison, giáo sư Harvard. Đại dịch Covid-19 đã trở thành bài kiểm tra khả năng chịu đựng cho các quốc gia trên thế giới. Từ quản lý chuỗi cung ứng, năng lực hệ thống y tế đến cải cách công tác quản lý và biện pháp kích thích kinh tế, đại dịch này đã trừng phạt không thương tiếc các chính phủ mà không – hoặc không thể – thích nghi nhanh chóng.Con vi-rút cũng đã vén bức màn của một trong những cuộc đua quan trọng nhất thế kỷ. Đó là sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vị thế độc tôn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Cảnh tượng đang diễn ra cần dấy lên hồi chuông báo cho người Mỹ. Trung Quốc không những đang ở quỹ đạo vượt qua Hoa Kỳ mà nước này đã vượt qua năng lực của Hoa Kỳ trong hầu hết các khía cạnh của AI.

Read more