LY HÔN TẠI NHẬT – PHẦN 5 – CHIA TÀI SẢN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Contents

Chia tài sản là gì?

Vợ và chồng phân chia tài sản xây dựng cùng nhau trong hôn nhân thông qua việc chia tài sản.

Chia tài sản(財産分与 hoặc “zaisan-bunyo”) liên quan đến vợ và chồng chia tài sản mà họ xây dựng cùng nhau trong hôn nhân tại thời điểm ly hôn. Vì thế, trung tâm của việc chia tài sản là xử lý tài sản đồng sở hữu của vợ và chồng.

Tài sản được tích lũy cùng nhau đồng sở hữu bởi vợ chồng

Trong hầu hết các trường hợp, những tài sản này được ghi dưới tên của vợ hoặc chồng. Chẳng hạn, trường hợp một người ở nhà chăm sóc nhà cửa cũng như con cái trong khi người còn lại đi làm, và khi người đi làm mua tài sản sử dụng lương của mình, luật cân nhắc tài sản được tạo lập và duy trì thông qua sự hỗ trợ của người không đi làm và chăm sóc con cái. Vì thế, thậm chí nếu tài sản được ghi dưới tên của người mua nhà, những tài sản này sẽ được cân nhắc là tài sản đồng sở hữu của vợ chồng và sẽ là đối tượng chia tài sản.

Như vậy, tài sản là đối tượng chia tài sản là những tài sản được thiết lập và duy trì thông qua sự hợp tác của vợ và chồng, không liên quan đến tên được ghi trong quyền sở hữu tài sản hay không.

Thêm vào đó, tài sản được sở hữu bởi các bên trước khi kết hôn cũng như tài sản đạt được bởi các bên sau khi kết hôn thông qua thừa kế được xem là tài sản riêng và sẽ không là đối tượng chia tài sản.

Điểm lưu ý #1: Liệu phối ngẫu của bạn có giấu tài sản không? Một số trường hợp thường gặp là một trong hai bên có giấu tài sản. Tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng mà một bên không nói cho bên kia biết là những ví dụ thông thường nhất. Bạn có thể cần luật sư có kinh nghiệm để hỗ trợ điều tra, phát hiện tài sản bị giấu.
Điểm lưu ý #2: Bạn đã tính được hết tất cả tài sản chưa? Khi vợ chồng quyết định chia tài sản, thường sẽ tính tốt các tài sản đang có. Tuy nhiên, với các loại tài sản tương lai thì thường ít kinh nghiệm. Các bạn cần lưu ý điều này.

Người vợ/chồng gây ra ly hôn vẫn có thể yêu cầu chia tài sản

Chia tài sản sẽ được cho phép thậm chí cả hai bên cùng làm việc, và thậm chí bên gây ra ly hôn có thể yêu cầu chia tài sản. Cần lưu ý rằng, bên cạnh chia tài sản đồng sở hữu (清算的財産分与 hoặc “seisanteki zaisan bunyo”), còn có chia tài sản liên quan đến đền bù đau khổ về cảm xúc hoặc tổn thất tinh thần (慰謝料的財産分与 hoặc “isharyoteki zaisan bunyo”) và chia tài sản liên quan đến cung cấp sinh hoạt phí của bên phối ngẫu (扶養的財産分与 “fuyoteki zaisan bunyo”).

Chia tài sản liên quan đến đền bù đau khổ về cảm xúc hoặc tổn thất tinh thần không bị hạn chế trong tài sản đồng sở hữu.

Nếu chia tài sản không được yêu cầu trong 2 năm sau khi ly hôn, nó sẽ trở thành đối tượng theo thời hiệu

Mặc dù luật không yêu cầu chia tài sản diễn ra trước khi ly hôn, nếu 2 năm trôi qua kể từ ngày ly hôn, bởi vì thời hiệu sẽ được áp dụng, bạn sẽ không thể yêu cầu chia tài sản nữa. Vì vậy, khuyến nghị bạn quyết định chia tài sản trước khi ly hôn.

Chia tài sản như thế nào và phần tài sản nào sẽ được chia?

Tài sản được chia công bằng Hiện nay, trong hầu hết các trường hợp, cả luật sư và tòa án tin rằng chia đều nhau là phù hợp. Vì vậy, thậm chí nếu chỉ một bên vợ/chồng đi làm, tài sản sẽ được chia bằng nhau. Trong thực tế, có thể có những mong muốn như sau:

– Tôi là người đi làm và kiếm tiền, vì thế tôi không muốn người kia nhận được bất kỳ đồng tiền nào của tôi

– Cả hai chúng tôi đều đi làm, nhưng tôi là người duy nhất duy trì, chăm sóc gia đình và làm việc nhà. Vì thế, tôi nên được nhận nhiều hơn.

Bởi vì sự khó khăn khi thực sự tính “đóng góp trong việc tạo dựng tài sản” của mỗi bên, nguyên tắc chung là chia tài sản bằng nhau (thường được gọi là nguyên tắc 1/2).

Phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của mỗi bên, bạn có thể nhận nhiều hơn nguyên tắc 1/2 Tài sản sẽ thường được chia bằng nhau nếu việc ly hôn được quyết định bằng phán quyết. Nếu thông qua đàm phán và hòa giải, các bên được tự do chia tài sản theo bất kỳ tỷ lệ nào.

Trong trường hợp một bên vợ/chồng lo lắng về khả năng tài chính của họ sau khi ly hôn, có cả chia tài sản cấp dưỡng sinh hoạt phí cho một bên phối ngẫu, và nếu một bên phối ngẫu chịu đựng từ căng thẳng cảm xúc (tổn thất tinh thần), thì có cả chia tài sản liên quan đến đền bù căng thẳng cảm xúc (tổn thất tinh thần), cả hai đều sẽ liên quan đến nhiều tài sản được chia cho bên chịu tổn thất trong hai trường hợp này.

Như vậy, phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn, bạn có thể yêu cầu hơn nguyên tắc 1/2.

Lưu ý

Nếu chỉ liên quan đến tiền mặt, việc chia tài sản khá đơn giản.

Tuy nhiên, khi tài sản liên quan đến nhà cửa, xe hơi, vật dụng trong nhà, chứng khoán doanh nghiệp (như cổ phần hay trái phiếu), vấn đề sẽ trở nên phức tạp.

Một số trường hợp thành công trong đàm phán như người chồng tiếp tục thanh toán khoản vay khi người vợ vẫn tiếp tục ở trong căn nhà đó; hay người chồng từng yêu cầu chia cho vợ 4.000.000 yên, nhưng sau khi đàm phán, phần được chia cho người vợ tăng thành 20.000.000 yên – gấp 5 lần con số ban đầu đưa ra. Kiến thức pháp luật và kỹ năng đàm phán đặc biệt quan trọng và cần thiết trong trường hợp tài sản phức tạp.

Các bài viết cùng chủ đề: Ly hôn tại Nhật Bản Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 6

Đánh giá bài viết: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)

Loading...

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

CAPTCHA